Đọc hiểu Freight Quotation – báo giá vận chuyển hàng hóa

FREIGHT QUOTATION - BÁO GIÁ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

Nếu bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực thương mại và vận chuyển, chắc hẳn bạn đã từng được báo giá vận chuyển hàng hóa hay Freight Quotation.

Trong bài viết hôm nay, Nguyên Đăng sẽ hướng dẫn các bạn đọc hiểu freight Quotation một cách chính xác và đầy đủ nhất.

Freight Quotation là gì?

Báo giá vận chuyển hay freight quotation là một văn bản trình bày các khoản phí liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa từ Điểm A đến Điểm B.

Tùy thuộc vào hợp đồng mua bán và các quy tắc Incoterms được sử dụng, người bán hoặc người mua sẽ liên hệ với Nhà vận chuyển hoặc Nhà cung cấp dịch vụ hậu cần (LSP) của họ để được báo giá vận chuyển.
Do vậy Một báo giá vận chuyển hàng hóa có thể được gửi bởi:
  • Carrier cho Khách hàng
  • Nhà cung cấp dịch vụ hậu cần (LSP) cho khách hàng

Trong đó:

  • Carrier = Hãng tàu hoặc NVOCC
  • Khách hàng = Nhà xuất khẩu hoặc Nhà nhập khẩu
  • LSP = Nhà cung cấp dịch vụ hậu cần như Forwarder.
Nhiều khách hàng đã mất rất nhiều tiền vì báo giá hàng hóa không rõ ràng, không đầy đủ hoặc không chính xác hoặc vì họ không hiểu bảng báo giá vận chuyển hàng hóa bao gồm và không bao gồm những gì.
Dưới đây là một số mẹo của Nguyên Đăng về cách hiểu báo giá vận chuyển hàng hóa và cách đảm bảo rằng bạn nhận được báo giá chính xác nhất.

Báo giá vận chuyển từ Carrier

Khi bạn gửi một yêu cầu báo giá (inquiry) tới carrier, bạn sẽ nhận được một bản báo giá bao gồm tất cả các phí liên quan.

Chẳng hạn như khi bạn yêu cầu báo giá tới hãng tàu, mặc dù tên trên bảng báo giá có thể ghi “sea freight quotation” (báo giá vận chuyển đường biển) nhưng nó không chỉ đơn thuần là cước vận chuyển đâu nhé!

Trong báo giá gửi tới bạn sẽ có một số khoản phí khác bao gồm trong bảng báo giá đó và chúng cần được tách biệt và hiểu rõ ràng.

Freight charges (rates) – Cước vận chuyển

Chẳng hạn như trong vận chuyển đường biển, cước đường biển là cước phí do hãng tàu tính cho việc vận chuyển container từ cảng đến cảng. Giá cước này thường được biểu thị bằng giá cước cho mỗi đơn vị theo kích cỡ / loại container như USD 1000/20GP hoặc USD 2000/40 DC

Bên cạnh cước vận chuyển, carrier còn thu thêm các phụ phí khác nhằm bù đắp chi phí như:

  • BAF(Bunker Adjustment Factor) Phụ phí biến động giá nhiên liệu
  • CAF (Currency Adjustment Factor): Phụ phí biến động tỷ giá ngoại tệ
  • CIC (Container Imbalance Charge): Phụ phí mất cân đối vỏ container hay phí vận chuyển container rỗng
  • COD (Change of Destination): Phụ phí thay đổi nơi đến
  • EBS (Emergency Bunker Surcharge): Phụ phí xăng dầu
  • PCS (Panama Canal Surcharge): Phụ phí qua kênh đào Panama
  • Nhiều phụ phí khác… Vui lòng tham khảo tại đây: Các phụ phí vận chuyển đường biển

Trong báo giá của một số hãng tàu, các phụ phí có thể tách biệt với cước nhưng một số lại báo giá gộp chung vào cước biển.

Cho nên bạn hãy làm rõ cước biển bạn được báo giá đã bao gồm phụ phí chưa nhé! Và nếu đã bao gồm thì chúng liệu có phù hợp với thị trường hay không.

Cước vận chuyển và phụ phí này phụ thuộc vào các yếu tố như:

  • Hãng tàu: cước vận chuyển của các hãng tàu là khác nhau cũng như áp dụng các loại phụ phí khác nhau.
  • Tuyến vận chuyển: tùy theo tuyến mà sẽ có cước cao hay thấp, đồng thời có hoặc không có các đầu phụ phí khác nhau.
  • Thời điểm vận chuyển: cước vận chuyển thay đổi liên tục tùy vào thời điểm mỗi năm. Các đầu phụ phí đồng thời thay đổi chẳng hạn như CIC, PSS.
  • Các yếu tố khác: Tắc nghẽn kênh đào, cảng, thời tiết cực đoan, chiến tranh…. đều có thể ảnh hưởng tới cước và phụ phí.

Hãy đảm bảo các phụ phí này được áp dụng hợp lý nhé!

Ancillary Charges – Các phí phụ trợ đi kèm

Tùy thuộc vào sự sắp xếp với người vận chuyển về các loại hình dịch vụ container như FCL, LCL, Groupage, Door to Door, Pier to Pier… hay loại hình vận chuyển như liên phương thức hoặc đa phương thức, một freight quotation có thể bao gồm các khoản phí khác như sau:

  • On-carriage: vận chuyển nội địa Container hàng nhập khẩu sau khi Container được dỡ khỏi tàu
  • Pre-carriage: vận chuyển nội địa Container hàng xuất khẩu trước khi Container được xếp lên tàu.
  • Consol/Deconsol: phí consol/gom và khai thác hàng
  • Chassis usage: Phí sử dụng moóc
  • vv..

Báo giá vận chuyển hàng hóa cũng có thể thay đổi tùy theo loại hình vận chuyển On-carriage và Pre-carriage. Điều đó xảy ra nếu:

  • Carrier Haulage: khi người vận chuyển đảm nhận Pre-carriage tại điểm xuất phát hoặc On-carriage tại điểm đến.
  • Merchant Haulage: On-carriage và Pre-carriage do chính khách hàng tự thực hiện.

Mandatory Charges – Các loại phí bắt buộc

Ngoài phí vận chuyển đường biển và phí phụ trợ, còn có các phí địa phương (local landside charges hay local charges) bắt buộc và tiêu chuẩn ở cả đầu xuất và đầu nhập mà bạn cần lưu ý như:

Khi nhận được báo giá, điều quan trọng là phải hiểu từng khoản phí dùng để làm gì, tại sao yêu cầu và nó bao gồm những gì.

Tất cả các khoản phí này kết hợp với nhau tạo thành một bảng báo giá cho khách hàng

Mẹo cần chú ý khi nhận được báo giá từ hãng vận chuyển:

  • Đảm bảo rằng thông tin các cảng (POLPOD) là chính xác và mức giá cước được báo là phù hợp với thị trường.
  • Xác định rõ ràng thời điểm mà vai trò/trách nhiệm chi phí của nhà vận chuyển bắt đầu và kết thúc khi sử dụng dịch vụ của họ.
  • Tìm hiểu những gì đã bao gồm và chưa bao gồm trong phí vận chuyển nội và phí vận chuyển đường biển
  • Nếu có thể, hãy tìm nguồn báo giá vận chuyển hàng hóa từ một số hãng vận chuyển khác để so sánh giá cước, tuyến và tần suất chuyến.
  • Đọc kỹ các điều khoản và điều kiện đề cập trong báo giá.

Báo giá vận chuyển từ Nhà cung cấp dịch vụ logistics (LSP)

Khách hàng có thể sử dụng các dịch vụ của LSP như Freight Forwarder để thay vì book trực tiếp hãng tàu vì một số lý do:

  • Họ muốn LSP thay mặt họ thương lượng mức cước với hãng vận chuyển
  • Khách muốn thuê ngoài toàn bộ quy trình vận chuyển để chỉ phải giao dịch với 1 đơn vị
  • Các LSP có thể đảm bảo mức cước tốt hơn dựa trên sức mua của họ với các carrier
  • Công nợ thanh toán sau thay vì thanh toán ngay khi book qua carrier
Lợi thế mà khách hàng có được là LSP sẽ giải quyết tất cả các yêu cầu của khách hàng như
  • Đàm phán cước vận chuyển
  • Giao nhận hàng hóa
  • Kho bãi, lưu trữ
  • Vận chuyển
  • Thông quan
  • Hoàn tất tất cả các tài liệu liên quan và tuân theo các yêu cầu của hợp đồng mua bán và các điều khoản lô hàng

Do đó, báo giá vận chuyển hàng hóa của LSP cho khách hàng sẽ có nhiều mục hơn báo giá vận chuyển hàng hóa của nhà vận chuyển, chẳng hạn như:

  • Cước vận chuyển đường biển của 1 hoặc nhiều hãng vận chuyển nhằm so sánh giá cước, thời gian vận chuyển và tần suất của các hãng vận chuyển.
  • Vận chuyển tại đầu xuất và vận chuyển tại đầu nhập hoặc trực tiếp hoặc trên đường vận chuyển của hãng vận tải.
  • Các khoản phí bắt buộc  như local charges như đã đề cập ở trên.
  • Phí thông quan theo yêu cầu ở cả hai đầu bao gồm phí nghĩa vụ, VAT, thuế, phí, phụ phí, v.v.
  • Phí lưu kho, vận chuyển, đóng gói / dỡ hàng nếu có.
  • Phí cảng bao gồm cả cầu cảng, v.v.
  • Các khoản phí bao gồm các dịch vụ khác mà khách hàng có thể yêu cầu như Giấy chứng nhận xuất xứ(C/O), Cargo Tracking Note, EUR1 forms v.v.

Tất cả các khoản phí này cùng nhau tạo thành một bảng báo giá vận chuyển hàng hóa do LSP cung cấp cho khách hàng.

Mẹo cần chú ý:

  • Đảm bảo rằng thông tin các cảng (POL và POD) là chính xác và mức giá cước được báo là phù hợp với thị trường.
  • Xác định rõ điểm mà vai trò và nghĩa vụ chi phí của LSP bắt đầu và kết thúc khi sử dụng dịch vụ của họ.
  • Phân tích xem họ đã chọn tuyến tốt nhất, cước và hãng vận chuyển tốt nhất cho hàng hóa của bạn chưa? Liệu bảng báo giá vận chuyển hàng hóa từ LSP có quan tâm đến lợi ích tốt nhất của bạn hay không?
  • Đảm bảo rằng bảng báo giá vận chuyển hàng hóa tuân theo các phân bổ chi phí được quy định trong các Incoterms áp dụng. Rõ ràng bạn không muốn phải trả thêm các khoản phí mà bạn không có nghĩa vụ đúng không nào?
  • Hiểu các điều khoản và điều kiện của LSP được đề cập trong báo giá vận chuyển hàng hóa.
  • Nếu có thể, hãy tìm nguồn báo giá vận chuyển hàng hóa từ một số LSP khác để so sánh chất lượng dịch vụ và giá cước.

Hiểu Freight Quotation đúng cách?

Quy trình báo giá cước vận chuyển và luồng thông tin giữa khách hàng và người vận chuyển / LSP có thể khác nhau. Để đơn giản hóa, Bạn có thể yêu cầu báo giá ALL-IN (bao gồm tất cả). Nhưng hãy lưu ý ALL IN  ở đây bao gồm những gì nhé! Bạn sẽ có thể phải trả nhiều tiền hơn vì sự hiểu biết và giải thích về ALL-IN có thể khác nhau rất nhiều giữa các bên liên quan. Hãy thống nhất điều này!

Do đó, khách hàng nên kiểm tra tất cả các khoản phí được đề cập trong bảng báo giá vận chuyển hàng hóa để hiểu và đảm bảo đó là các khoản phí đó hợp lệ và cần thiết.

Trong nhiều trường hợp, tại thời điểm đàm phán/ báo giá hàng hóa, khách hàng và hãng vận chuyển cũng có thể thảo luận và thống nhất một số điều kiện như free time cho demurrage và detention cả ở đầu xuất và nhập.

Ngày nay, nhiều freight quotation được thực hiện trực tuyến theo thời gian thực và trong nhiều trường hợp, có thể không có bất kỳ sự tham gia hoặc tương tác nào giữa người với người.

Đây càng là lý do bạn cần kiểm tra các khoản phí này để đảm bảo rằng bảng báo giá vận chuyển hàng hóa nhận được là chính xác và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của mình.

Bạn cũng cần đảm bảo rằng bạn hiểu các quy trình khác liên quan đến lô hàng, đặc biệt nếu bạn là nhà nhập khẩu lần đầu.

Bạn muốn hiểu thêm về Freight Quotation? Bạn muốn báo giá vận chuyển cho lô hàng của mình? Liên hệ Nguyên Đăng ngay!

Nguyên Đăng Việt Nam là một nhà cung cấp dịch vụ logistics (LSP) hay Forwarder với hơn 10 năm kinh nghiệm. Chúng tôi cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp với độ phủ dịch vụ toàn lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, chúng tôi còn hệ thống đại lý toàn cầu với hơn 200 văn phòng tại các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

——————————————

Nguyen Dang Viet Nam Co., Ltd – First Class Freight Forwarder in Vietnam
Address: Room 401, No 1, 329 alleys, Cau Giay Street, Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Website: https://nguyendang.net.vn/
TEL: +84-24 7777 8468
Member of networks: WWPC, GLA, FIATA, VLA
Fanpage English:
https://www.facebook.com/VietnamfreightFWD
Group English:
https://www.facebook.com/groups/nguyendang.net.vn
Fanpage Vietnamese:
https://www.facebook.com/NguyenDangVietNam/
Group Vietnamese:
https://www.facebook.com/groups/thutuchaiquanvietnam
Twitter: https://twitter.com/NguyenDangLog
Youtube: http://www.youtube.com/c/NguyênĐăngViệtNam

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.