Phân biệt Bulk và Break Bulk

PHÂN BIỆT BULK VÀ BREAK BULK

BulkBreak Bulk có lẽ là hai thuật ngữ gây nhầm lẫn phổ biến hàng đầu tại Việt Nam. Hai thuật ngữ này không thể được sử dụng thay thế cho nhau vì có sự khác biệt rõ ràng giữa Bulk và Break Bulk về các khía cạnh: hàng hóa, tính chất, kích thước, cách xử lý, công suất, giao dịch, khách hàng, cảng, bến, thiết bị, cơ sở hạ tầng….

Hi vọng qua bài viết này các bạn sẽ phân biệt rõ ràng để tránh những hậu quả đáng tiếc trong kinh doanh xuất nhập khẩu

Phân biệt Bulk và Break Bulk

Bulk

Thuật ngữ BULK (rời) liên quan đến hàng hóa khô và rời rạc như quặng sắt, ngũ cốc, than đá, Alumina và phốt phát được vận chuyển ở dạng rời (tức là hàng không được đóng gói) và được xếp trực tiếp vào các hầm của tàu như video bên

Hiện nay, có một số cách giải thích cho Bulk là “khối / số lượng lớn” hay “thô”. Chẳng hạn như cho rằng: Bulk cargo – Hàng khối / số lượng lớn hay hàng thô. Cách giải thích này là không đúng. Vì xét theo thực tiễn thì có những hàng có khối/số lượng lớn hay hàng thô lại không phải Bulk cargo.

Hàng rời thường được vận chuyển với khối lượng lớn và mỗi lô hàng thường chỉ vận chuyển một loại hàng duy nhất. Cũng vì đặc điểm này mà khi book hàng rời, chủ hàng thường book ít nhất một hầm trên con tàu đó.

XEM THÊM: CÁC LOẠI TÀU CHỞ HÀNG PHỔ BIẾN HIỆN NAY

Các tàu vận chuyển hàng rời được gọi là Tàu chở hàng rời (Bulk Carriers). Tàu chở quặng hoặc Tàu chở hàng rời và có thể được phân loại dựa trên Deadweight (DWT) của chúng như dưới đây:

LOẠI TÀU DEADWEIGHT (DWT)
Handymax 10.000 – 49.999
Supramax 50.000 – 59.999
Panamax 60.000 – 99.999
Capesize 100.000 – 199.999
VLOC 200.000 – 299.999
ULOC 300.000 – 399.999
Chinamax/Valemax 400.000 trở lên

Bulk carriers có nhiều hầm hàng nhưng chỉ có một boong duy nhất. Một con tàu rời có thể chỉ vận chuyển một lô hàng duy nhất với tất cả các hầm chứa chỉ một hoặc nhiều loại hàng khác nhau cho duy nhất một khách hàng

Hoặc nó có thể chở nhiều lô hàng khác nhau với mỗi hầm là một loại hàng hóa khác nhau cho các khách hàng khác nhau.

Vì hàng rời chủ yếu là một loại đồng nhất, nên nó có thể yêu cầu sử dụng các Terminal chuyên dụng. Ví dụ như Richards Bay Coal Terminal ở Nam Phi chỉ chuyên xếp và / hoặc dỡ hàng than

Tàu Bulk (Bulker) có hai loại:

  • Gearless: loại tàu không có cần cẩu riêng và / hoặc các thiết bị làm hàng khác. Những con tàu này chỉ có thể cập bến tại một Terminal nhất định, nơi có thiết bị làm hàng chuyên dụng.
  • Geared: loại tàu có cần cẩu riêng và / hoặc thiết bị xếp dỡ hàng hóa khác. Những con tàu này có thể ghé vào bất kỳ Terminal nào thích hợp tại cảng để vận chuyển hàng hóa.

VẬN CHUYỂN HÀNG RỜI

Việc vận chuyển hàng rời có thể được thực hiện theo phương thức giao ngay (ngắn hạn) hoặc theo hợp đồng liên kết (dài hạn). Giá cước cho tàu rời thường được tính theo tấn (Metric Ton) tùy thuộc vào số lượng và loại hàng hóa được xếp.

BREAKBULK

Thuật ngữ BREAK BULK liên quan đến hàng hóa được đóng gói như đóng bao, đóng đai, bó, đóng thùng và nhồi… và cả hàng thông thường không đóng gói (xe cộ, thép, v.v.).

Các loại hàng này có đặc điểm chung là không thể hoặc không phù hợp khi đóng vào container.

Một số ví dụ:

  • Thép cuộn có khối lượng lớn và cồng kềnh, rất khó để đóng vào, thậm chí làm hỏng container.
  • Bì xi măng khi đóng vào container rất khó dỡ hàng
  • Xếp được nhiều thùng phuy trong hầm tàu hơn là đóng chúng vào container

Việc vận chuyển các gói, bao, thùng, cuộn trên được gọi là vận chuyển Break Bulk

Các tàu có thể chở hàng Break Bulk này là tàu Break Bulk, Multi-Purpose hoặc General Cargo vessels. Các tàu này có nhiều kích cỡ và loại khác nhau như Single Decker, Tween Decker, Box Holds,.. vv.

Tàu Break Bulk

Tàu Break Bulk thường có size từ 2000 – 40.000 DWT

Hàng hóa có thể được xếp dưới boong, trên boong hoặc giữa các boong (Tween Decker) mà một số tàu có như hình bên

Tàu Break Bulk cũng có hai loại

  • Gearless: loại tàu không có cần cẩu riêng và / hoặc các thiết bị làm hàng khác. Những con tàu này chỉ có thể cập bến tại một Terminal nhất định, nơi có thiết bị làm hàng chuyên dụng.
  • Geared: loại tàu có cần cẩu riêng và / hoặc thiết bị xếp dỡ hàng hóa khác. Những con tàu này có thể ghé vào bất kỳ Terminal nào thích hợp tại cảng để vận chuyển hàng hóa.

Cước phí vận chuyển hàng Break Bulk được tính theo Freight Ton hoặc Revenue Ton (tấn tính cước), nghĩa là cước phí được tính dựa trên khối lượng (CBM) hoặc trọng lượng (MT) của hàng hóa tùy theo giá nào cao hơn ..

Qua hình ảnh bên,ta có thể so sánh DWT với Giá trị. Từ đó có thể biết các tàu Bulk và Break Bulk nằm ở đâu trong cơ cấu vận tải toàn cầu

Loại tàu - DWT vs Value

Chà! như vậy cũng khá rõ ràng rồi nhỉ? Liệu có điểm khác nhau nào giữa Bulk và Break Bulk mà Nguyên Đăng chưa nêu không? Bạn liệu có cách phân biệt hai thuật ngữ này? Hãy để lại ý kiến dưới comment để mọi người cùng biết nhé!

Bạn muốn tìm Forwarder cho lô hàng của mình? Liên hệ Nguyên Đăng ngay!


Nguyen Dang Viet Nam Co., Ltd – First Class Freight Forwarder in Vietnam
Address: Room 401, No 1, 329 alleys, Cau Giay Street, Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Website: https://nguyendang.net.vn/
TEL: +84-24 7777 8468
Member of networks: WWPC, GLA, FIATA, VLA
Fanpage English:
https://www.facebook.com/VietnamfreightFWD
Group English:
https://www.facebook.com/groups/nguyendang.net.vn
Fanpage Vietnamese:
https://www.facebook.com/NguyenDangVietNam/
Group Vietnamese:
https://www.facebook.com/groups/thutuchaiquanvietnam
Twitter: https://twitter.com/NguyenDangLog
Youtube: http://www.youtube.com/c/NguyênĐăngViệtNam

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.