Các loại tàu chở hàng phổ biến hiện nay – Types of Cargo Ships

Các loại tàu chở hàng phổ biến hiện nay - Types of Cargo Ships

Các loại tàu chở hàng phổ biến hiện nay – Các bạn có biết có bao nhiêu loại tàu chở hàng đường biển đang hoạt động trên toàn thế giới không? Nếu chưa biết, bài viết hôm nay sẽ rất hữu ích với các bạn đấy! Trong khuôn khổ bài viết này, Nguyên Đăng sẽ chỉ nêu tên, cách phân loại và những đặc điểm dễ nhận dạng nhất của chúng thôi nhé!

Phân loại các loại tàu chở hàng theo mục đích sử dụng

Tàu container – Container Vessels

Container Vessel xuất hiện lần đầu vào những năm 1960s khi ý tưởng kết hợp các tuyến đường bộ với các tuyến đường biển ra đời. Cho tới nay, tàu container là phương tiện vận tải đường biển phổ biến nhất hiện nay, được sử dụng để chở các loại container tiêu chuẩn như 20′, 40′, 45′, HC
Tàu container có nhiều sức chứa khác nhau từ 85 TEUs (wenty equivalent units) đến 15.000+ TEUs. Loại tàu này không thể tự xếp dỡ hàng hóa mà cần có cần cẩu giàn trên bờ của các cảng.
Tàu container có tốc độ trung bình trên biển là trên 26 hải lý/giờ.
Tàu container - Container Vessels
Tàu container – Container Vessels

Tàu hàng rời – Bulk Vessels

Là loại tàu có các khoang chứa đặc biệt được sử dụng để vận chuyển các loại hàng rời với số lượng lớn như ngũ cốc, lưu huỳnh, quặng, than đá, v.v.
Việc load hàng lên tàu Bulk kén hơn các loại tàu khác nhiều. Bulk vessel không dựa vào cần trục mà load hàng băng tải hoặc máy bơm.
Tàu Bulk thường có công suất hoạt động rất lớn với một boong. Cấu trúc tàu vững chắc, két hông và két treo ở hai bên mạn hầm hàng để làm thoáng và điều chỉnh trọng tâm tàu khi cần thiết.
Miệng hầm rộng rãi, thuận lợi xếp dỡ hàng. Hầm hàng được gia cường để chống chịu với va đập của hàng hóa và thiết bị khi làm hàng.
Những con tàu loại này di chuyển với tốc độ thấp hơn một chút, với trung bình 13 hải lý/giờ nhưng tàu có thể chứa đến 200.000 DWT.
Tàu hàng rời - Bulk Vessels
Tàu hàng rời – Bulk Vessels

Tàu Breakbulk – Breakbulk Vessels

Là loại tàu có thiết kế đặc biệt cho việc chở những hàng cần được xếp riêng lẻ mà không thể (hoặc không hợp lý) khi xếp chúng vào container
Tàu Breakbulk được sử dụng để vận chuyển các loại hàng hóa như: hàng đóng bao (xi măng, đường, v.v.), hàng đóng pallet (sơn, hóa chất, v.v.), gỗ, hàng đóng thùng phuy v.v.
Tàu Breakbulk - Breakbulk Vessels
Tàu Breakbulk – Breakbulk Vessels

Tàu đa năng – Multi-purpose Vessels

Một tàu đa năng (MPV) là một loại tàu được phục vụ cho việc vận chuyển nhiều loại hàng hóa khác nhau. Ví dụ về các loại hàng hóa này là: gỗ, thép, vật liệu xây dựng, giấy cuộn và hàng rời.
Đây là loại tàu rất linh hoạt, phổ biến và hữu dụng, đặc biệt dọc theo các tuyến đường nhất định yêu cầu tàu tự động và không có phương tiện xếp dỡ trên bờ như cần cẩu
Tàu đa năng - Multi-purpose Vessels
Tàu đa năng – Multi-purpose Vessels

Sà lan – Cellular barge

Tàu sà lan xuất hiện vào những năm 1960 với nỗ lực giảm thiểu thời gian tàu ở cảng. Hàng hóa trên tàu nằm bên trong một chiếc phao nổi lớn.

Việc xếp hàng và dỡ hàng diễn ra tại bến cảng mà tàu không phải thực sự đến gần hoặc nán lại cảng. Tàu lai dắt phao giữa cảng và tàu. Đây không phải là loại tàu phổ biến như tàu container nhưng chúng vẫn phục vụ khá tốt mục đích của chúng.
Sà lan - Barge Vessels
Sà lan – Barge Vessels

Tàu Tanker – Tanker Vessels

Loại tàu được sử dụng để vận chuyển các loại hàng ở dạng lỏng khác nhau như dầu, hóa chất, v.v.
Thân tàu được chia thành nhiều khoang riêng để chứa hàng lỏng. Việc bơm và hút chất lỏng ra khỏi khoang được thực hiện bởi hệ thống máy bơm và đường ống có sẵn trên mặt boong và trong khoang chứa
Tàu Tanker - Tanker Vessels
Tàu Tanker – Tanker Vessels

Các loại tàu chở hàng dầu thô – Crude Carriers

Loại tàu chuyên dụng để vận chuyển dầu thô

Tàu vận chuyển dầu thô có hai loại chính là VLCC Tàu chở dầu thô rất lớn (Very large Crude Carriers) và ULCC – Tàu chở dầu thô siêu lớn (Ultra large Crude Carriers)
Các loại tàu chở hàng dầu thô - Crude Carriers
Các loại tàu chở hàng dầu thô – Crude Carriers

Tàu LNG (Liquified Natural Gas) – LNG Carriers

Loại tàu được sử dụng để vận chuyển Khí tự nhiên Hóa lỏng (thường là metan).
Tàu LNG (Liquified Natural Gas) - LNG Carriers
Tàu LNG (Liquified Natural Gas) – LNG Carriers

Tàu LPG – LPG (Liquid Petroleum Gas) Carriers

Tàu LPG (Khí dầu mỏ lỏng hay khí đốt hóa lỏng). Khí mà chúng mang theo là propan và butan dưới áp suất rất cao trong khi LNG chuyên chở metan sử dụng một hệ thống làm lạnh rất mạnh.
Tàu LPG - LPG (Liquid Petroleum Gas) Carriers
Tàu LPG – LPG (Liquid Petroleum Gas) Carriers

Tàu chở súc vật sống – Livestock vessels (Cattle carrier)

Loại tàu này chuyên chở động vật sống. Đặc điểm đặc biệt của chúng là khu vực cho động vật ăn. Thậm chí có những con tàu với những khu vui chơi cho gia súc ngoài trời, mặc dù chúng chủ yếu được nhốt kín trong hầm.
Tàu chở súc vật sống - Livestock vessels (Cattle carrier)
Tàu chở súc vật sống – Livestock vessels (Cattle carrier)

Tàu Roro – Ro-Ro Vessel

Ro-Ro là từ viết tắt từ cụm từ tiếng anh Roll On/Roll Off. Tàu được thiết kế để phù hợp với vận chuyển các loại hàng hóa có bánh như xe ô tô, đầu kéo, rơ móc, toa tàu hỏa và các phương tiện khác.

Các tàu này sử dụng nhiều cầu dẫn lớn với độ dốc thoải để xếp và dỡ hàng. Nhờ vào thiết kế này, các phương tiện có thể lên xuống dễ dàng.

Đặc điểm đặc trưng của RoRo vessels là tàu có dạng hình khối đồ sộ, thượng tầng chạy suốt bịt kín cả chiều dài lẫn chiều rộng của tàu. Trung bình chúng có thể đạt 20 hải lý/giờ khi di chuyển trên biển.

Với các cầu dẫn thường được trang bị ở đuôi và bên mạn tàu, hàng hóa là các phương tiện tự hành có thể lên và xuống một cách dễ dàng.

Tàu Roro - Ro-Ro Vessel
Tàu Roro – Ro-Ro Vessel

Tàu lạnh – Reefer Vessel

Là loại tàu có trang bị thiết bị làm lạnh được sử dụng để vận chuyển hàng đông lạnh hoặc hàng hóa cần được kiểm soát nhiệt độ như trái cây, thịt, cá, v.v.
Hàng hóa thường được bảo quản trong các hầm. Nắp hầm có kích thước nhỏ và cách nhiệt.
Tàu lạnh - Reefer Vessel
Tàu lạnh – Reefer Vessel

Phân loại các loại tàu chở hàng theo Kích cỡ (size), Kích thước (dimension) và Khối lượng (weight)

  • Handy size: tàu có trọng lượng từ 28.000-40.000 DWT
  • Handymax: Hay còn gọi là Supramax tàu trọng tải từ 40.000-50.000 DWT
  • Panamax: loại tàu có kích thước lớn nhất có thể đi qua Kênh đào Panama – Từ 60.000 đến 80.000 DWT
  • Post Panamax I và II: Những con tàu vượt quá giới hạn chiều rộng của Kênh đào Panama là 32,2m. Tàu container Post Panamax có sức chở lên đến 8000 TEU so với 3300-4500 TEU của tàu Panamax.
  • New-Panamax hay Neo-Panamax (NPX): Những con tàu được thiết kế để phù hợp với âu thuyền của Kênh đào Panama mở rộng, được khai trương vào tháng 6 năm 2016. Những con tàu này có sức chở khoảng 12.500 TEU
  • Aframax, thường là tàu tanker có trọng lượng từ 75.000 đến 115.000 DWT
  • Suezmax, loại tàu có kích thước lớn nhất có thể đi qua Kênh đào Suez – Khoảng 150.000 DWT
  • Malaccamax: loại tàu có kích thước lớn nhất có thể đi qua Eo biển Malacca – từ 280000 đến 300,000 DWT đối với tàu container
  • Capesize: các tàu lớn hơn Panamax và Suezmax, không thể đi qua Kênh đào Panama hoặc Kênh đào Suez và phải đi qua Mũi Hảo Vọng và Mũi Sừng (Cape of Good Hope and Cape Horn) – trọng tải trên 150.000 DWT
  • VLCC (Very Large Crude Carrier -Tàu chở thô rất lớn): tàu siêu trọng từ 150.000 đến 320.000 DWT
  • ULCC (Tàu chở thô siêu lớn): tàu siêu trọng từ 320.000 đến 550.000 DWT
  • Very Large Containership (VLCS): Thế hệ tàu container thứ ba sau Panamax được đưa vào hoạt động khi hãng tàu Maersk đưa vào khai thác lớp tàu có sức chở từ 11.000 đến 14.500 TEU
  • Ultra Large Containership (ULCV): loại Tàu container siêu lớn từ 18.000 TEU trở lên được ra mắt vào năm 2013
  • Seawaymax hay còn gọi là Lakers:loại tàu có kích thước lớn nhất có thể đi qua các âu tàu của St. Lawrence Seaway – có trọng tải từ 10.000 đến 60.000 DWT
Sự phát triển của tàu container
Sự phát triển của tàu container

Bạn đã tận mắt chứng kiến tất cả các loại tàu biển chở hàng mà Nguyên Đăng đã đề cập chưa? Các bạn thấy list của Nguyên Đăng đề cập đã đầy đủ? Hãy để lại ý kiến bên dưới để mọi người cùng biết nhé!

Bạn muốn vận chuyển hàng hóa đường biển? Liên hệ Nguyên Đăng ngay!

——————————————

Nguyen Dang Viet Nam Co., ltd – First Class Freight Forwarder in Vietnam
Address: Room 401, No 1, 329 alleys, Cau Giay Street, Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Website: https://nguyendang.net.vn/
TEL: +84-24 7777 8468
Email: ovs.group@nguyendang.net.vn
Member of networks: WWPC, GLA, FIATA, VLA
Fanpage English:
https://www.facebook.com/VietnamfreightFWD
Group English:
https://www.facebook.com/groups/nguyendang.net.vn
Fanpage Vietnamese:
https://www.facebook.com/NguyenDangVietNam/
Group Vietnamese:
https://www.facebook.com/groups/thutuchaiquanvietnam
Twitter: https://twitter.com/NguyenDangLog
Youtube: http://www.youtube.com/c/NguyênĐăngViệtNam

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.