AMS, ISF, X-Ray là những thủ tục an ninh cần thực hiện trước khi hàng hóa được vận chuyển đến Hoa Kỳ bằng tàu biển bởi nhà nhập khẩu hoặc đại lý của họ cho Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ (CBP). Vậy những thủ tục trên là gì, và cần thực hiện như thế nào? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây
AMS – Automated Manifest System
AMS là gì?
Tên đầy đủ: Automated Manifest System hay còn gọi Hệ thống kê khai tự động được áp dụng từ 2003 do Hải quan Hoa Kỳ tạo ra để thu thập thông tin về lô hàng bao gồm thông tin về hàng hóa, chi tiết, ngày tàu khởi hành, ngày tàu đến…vv
AMS là một phần không thể thiếu trong nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm ngăn chặn các mối đe dọa an ninh tiềm ẩn. Việc khai ÁM là bắt buộc đối với tất cả hàng hóa xuất khẩu tới Hoa Kỳ
AMS đóng góp không nhỏ co an ninh nhập khẩu của Hoa Kỳ. Ngoài lĩnh vực hàng hải, hệ thống này cũng được áp dụng trong các lĩnh vực vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, đường sắt và đường bộ.
Thủ tục AMS
Người xuất khẩu có trách nhiệm khai AMS cho Hải quan Hoa Kỳ 48 tiếng trước khi tàu ở cảng chuyển tải (Singapore hay Kao Hsiung-Taiwan) khởi hành đến Hoa Kỳ. Nếu khai báo AMS trễ so với thời gian quy định sẽ nhận các khoản phạt tiền từ hải quan Hoa Kỳ. Không trả tiền phạt, người xuất khẩu sẽ bị đưa vào danh sách đen.
Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ (CBP) yêu cầu các thông tin về lô hàng như sau:
- Tên mặt hàng
- Số lượng
- Trọng lượng
- Người bán
- Người mua
- Cảng khởi hành
- Cảng đích
Mức phí AMS
Việc khai AMS rất dễ dàng và nhanh chóng. Hãng tàu/airline hoặc các công ty giao nhận vận tải (freight forwarder) sẽ giúp shipper thực hiện điều này với chi phí giao động khoảng từ 25 USD/ Bill of Lading
Đầu phí AMS không phụ thuộc vào số lượng và khối lượng của hàng mà chỉ phụ thuộc vào số lượng B/L, dù lô hàng của bạn có 10 hay 100 container thì đầu phí này vẫn chỉ giao động từ 25-40 USD.
Nếu lượng hàng đi thực tế có sự khác biệt với thời điểm kê khai ban đầu hoặc hông tin của bên nhận hàng có sai sót, bạn phải tiến hành khai sửa AMS. mức phí sửa giao động khoảng 40 – 50 USD tùy từng hãng tàu.
ISF – Importer Security Filing
ISF là gì?
Ngoài AMS, từ tháng 1 năm 2010, tất cả các hàng hóa vào Hoa Kỳ bắt buộc phải hoàn thành Importer Security Filing (ISF) – thủ tục kê khai an ninh dành cho nhà nhập khẩu do Hải quan Hoa Kỳ và Cơ quan bảo vệ biên giới Hoa Kỳ yêu cầu.
ISF là nỗ lực của chính phủ Hoa Kỳ để ngăn chặn hoạt động buôn lậu, đảm bảo an toàn hàng hóa và an ninh.
Thủ tục ISF
Người nhập khẩu ở Hoa Kỳ phải cung cấp thông tin tương tự AMS và bổ sung thông tin khác như nhà sản xuất, thông tin người nhập khẩu (importer of record number), mã số hàng hóa (commodity HTSUS number) và consolidatior.
Tương tự AMS, nhà nhập khẩu phải hoàn thành ISF 48 tiếng trước khi tàu hàng ở cảng chuyển tải khởi hành đến Hoa Kỳ
Cũng do AMS và ISF có sự tương đồng về thời gian cho nên hai thủ tục này thường được thực hiện cùng 1 lúc. Các Hãng tàu/airline hoặc Forwarder thường sẽ thực hiện thủ tục này cho nhà nhập khẩu.
ISF còn có tên gọi khác là 10+2, ý nghĩa của cái tên này chính là các thông tin cần khai báo trong ISF, bao gồm:
- Tên và địa chỉ người bán
- Tên và địa chỉ người mua
- Nhà nhập khẩu Số hồ sơ / Số ID người nộp đơn FTZ
- Số người nhận hàng (consignee number)
- Tên và địa chỉ nhà sản xuất (hoặc nhà cung cấp)
- Tên và địa chỉ người giao hàng
- Nước xuất xứ (Country of origin)
- Số biểu thuế hài hòa – Mã HS
- Vị trí chất hàng trong container (nơi đóng hàng)
- Tên và địa chỉ người đóng gói ( người đóng hàng )
Từ nhà cung cấp dịch vụ, 2 yếu tố dữ liệu được yêu cầu:
- Kế hoạch xếp tàu
- Thông báo trạng thái vùng chứa
Mức phí ISF
Chi phí cho khai ISF cũng tương tự AMS, khoảng từ 25$/Bill of Lading do nhà nhập khẩu thực hiện
Nếu chậm kê khai ISF hoặc kê khai không đầy đủ, nhà nhập khẩu có thể chịu mức phạt lên đến 5.000 USD/lô hàng.
X-Ray (Soi Container)
Ngoài việc phải kê khai thông tin AMS và ISF, Hải quan Hoa Kỳ còn có thể kiểm tra ngẫu nhiên hoặc áp dụng biện pháp soi X-ray (tia X) container đối với những container nào có sự nghi ngờ về an ninh.
Việc soi container này diễn ra ở cảng chuyển tải hoặc cảng đích ở Hoa Kỳ.
Trường hợp hàng hóa bị giữ lại để soi container (X-ray): Tùy theo điều kiện thương mại (FOB hoặc CIF) mà nhà xuất khẩu hay nhà nhập khẩu Hoa Kỳ chịu trách nhiệm chi trả chi phí này.
Chi phí phát sinh bao gồm: phí soi container (thường khoảng 200-300 đô la Hoa Kỳ/container 40 feet) và chi phí lưu container ở cảng (vì thời gian để kiểm tra thường mất một tuần hoặc hơn).
Các rắc rối liên quan đến AMS, ISF, X-ray và cách giải quyết
Đối với các dịch vụ đi thẳng từ Việt Nam sang Mỹ mà không qua cảng chuyển tải
Bạn nên trực hiện AMS và ISF sớm nhất có thể, nếu ngày tàu chạy là thứ Tư tuần này thì thứ Bảy tuần trước đó bạn phải nhanh chóng hoàn thành việc kê khai thông tin hàng hóa cho đơn vị trực tiếp làm AMS và ISF cho bạn.
Chậm khai AMS
Nếu bạn không thể khai AMS theo thời gian quy định thì lô hàng đó sẽ không được xếp lên tàu ở cảng xuất. Bạn có thể cân nhắc việc chuyển lô hàng qua cảng chuyển tải (Singapore hay Kao Hsiung) tuy nhiên điều này khá rắc rối. Để tránh những bất cập trên, người bán cần tìm hiểu thật kĩ về lịch tàu và xây dựng kế hoạch xuất hàng (bao gồm khai AMS và ISF) dựa trên lịch tàu đó.
Khai sửa AMS
Bạn nên chắc chắn rằng số lượng hàng hóa thực tế trùng khớp với số lượng khai AMS cũng như mọi thông tin liên quan là hoàn toàn chính xác.
Chi phí cho mỗi lần chỉnh sửa là 40$ – 50$ được thu bởi hải quan Hoa kỳ (có thể hơn tùy đơn vị khai cho bạn có thu phí hay không). Bạn nên chắc chắn về thông tin mình gửi và confirm qua email về các thông tin này khi gửi để xác định rõ trách nhiệm thuộc về ai nếu có tranh chấp
Nếu số lượng hàng hóa được thay đổi bởi người mua thì hãy cắc chắn rằng mọi chi phí liên quan đến sự thay đổi này (bao gồm AMS và ISF) thuộc về người mua
Chậm khai ISF
Trên nguyên tắc, trách nhiệm kê khai ISF thuộc về người mua. Việc chậm ISF hoặc khai không đầy đủ thì có thể nhận mức phạt lên tới 5.000 USD/ Bill of Lading. Các công ty vừa và nhỏ hay các doanh nghiệp tư nhân ở Mỹ hay bị vướng mắc về việc khai ISF này. Cho nên, người bán và người mua cần chủ động về thời gian và thống nhất về thông tin so sánh với thực tế lô hàng. Các doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu kĩ hợp đồng về các trách nhiệm liên quan đến khai ISF và thực hiện đúng trách nhiệm của mình
Hàng hóa bị soi X-ray
Trong lột số trường hợp, nếu bị nghi ngờ, lô hàng của bạn sẽ bị Hải quan Hoa Kỳ thực hiện soi container tại cảng chuyển tải hoặc tại cảng đích. Tùy theo INCOTERMS mà chi phí này sẽ thuộc về người mua hoặc người bán. Bạn cần nghiên cứu kĩ các điều kiện giao hàng xem mình có phải chịu phí X-ray kia hay không
Chi phí phát sinh bao gồm: phí X-ray (200-300 đô la Mỹ/container 40 feet) và chi phí lưu container ở cảng (vì thời gian để kiểm tra thường mất một tuần hoặc hơn).
Lời khuyên chung
Bạn cần làm rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình với đối tác mua hàng tại Hoa kỳ để tránh những tranh chấp liên quan đến AMS, ISF, X-ray. Tuy chi phí cho các đầu phí này khá nhỏ so với giá trị lô hàng, nhưng sự chuyên nghiệp của bạn sẽ bị đánh giá, chưa kể đến các tranh chấp có thể xảy ra.
Nên hiểu rõ trách nhiệm nếu xảy ra các tranh chấp, các chi phí phát sinh nếu xảy ra:
- Phí soi X-ray,
- Phí lưu cont,
- Phạt từ hải quan hoa kỳ do bạn gửi chậm, gửi sai thông tin
thì những dầu phí này bạn phải chịu hoàn toàn, không thuộc trách nhiệm của bên dịch vụ làm hộ bạn
Tuy nhiên:
nếu bạn thực hiện đúng, đủ thì các chi phí phát sinh thuộc về bên cung cấp dịch vụ cho bạn
Nếu hàng không xuất sang Hoa Kỳ thì tuyệt đối không nên chuyển tải (transit) ở đây (kể cả air cargo). Vì khi đó hàng của bạn đang tại Hoa Kỳ, phải tuân theo thủ tục của Hải quan sở tại. Các thủ tục dẫn đến chi phí liên quan có thể xảy ra
Nên thống nhất từ trước, tốt nhất là trong hợp đồng mua bán về quy trình giải quyết nếu có vấn đề xảy ra. Việc tranh cãi hay thương lượng về mức phí các bên phải chịu có thể ảnh hưởng đến thời gian giải phóng lô hàng, dẫn đến cá chi phí càng lớn hơn
Như vậy, Nguyên Đăng vừa giới thiệu với các bạn xong về các thủ tục an ninh cần biết khi xuất hàng đi Hoa Kỳ cũng như 3 phụ phí trong vận tải đường biển rồi đấy.
Nhìn chung, các thủ tục kê khai AMS, ISF, X-ray khá phức tạp và dễ xảy ra nhầm lẫn, do đó, để tránh các sai lầm đáng tiếc cũng như tiết kiệm thời gian, các nhà xuất khẩu thường thuê các Forwarder chuyên nghiệp như Nguyên Đăng Việt Nam để thực hiện các nghiệp vụ này.
Liên hệ với Nguyên Đăng ngay để được tư vấn và báo giá miễn phí
——————————————
Nguyen Dang Viet Nam Co., ltd
Address: Room 401, No 1, 329 alleys, Cau Giay Street, Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Website: https://nguyendang.net.vn/
TEL: +84-24 7777 8468
Email: ovs.group@nguyendang.net.vn
Member of networks: WWPC, GLA, FIATA, VLA
Facebook: https://www.facebook.com/NguyenDangVietNam/
Twitter: https://twitter.com/NguyenDangLog
Youtube: http://www.youtube.com/c/NguyenDangVietNam