Tờ khai Hàng hóa Nguy hiểm (Dangerous Goods Declaration) là gì?

Tờ khai Hàng hóa Nguy hiểm (Dangerous Goods Declaration) là gì?

Khi bạn muốn vận chuyển hàng nguy hiểm ra nước ngoài, các hãng vận chuyển sẽ yêu cầu bạn khai Tờ khai Hàng hóa Nguy hiểm (DGD) hay Bản khai hàng hóa nguy hiểm. Vậy tờ khai này là gì? Tại sao phải khai và ai sẽ phải khai các nội dung này? Hãy dõi theo bài viết của Nguyên Đăng Việt Nam để tìm câu trả lời nhé!

Tờ khai Hàng hóa Nguy hiểm là gì?

Đối với hàng hóa nguy hiểm, trước khi đóng gói (packing), chủ hàng phải cung cấp thông tin hàng hóa cho người vận chuyển dưới dạng Yêu cầu hàng hóa nguy hiểm – Dangerous Goods Request (DGR)

và sau khi đóng gói, dưới dạng Tờ khai Hàng hóa Nguy hiểm – Dangerous Goods Declaration (DGD – hay MULTIMODAL DANGEROUS GOODS FORM) cùng với Nhãn Hàng hóa Nguy hiểm (Dangerous Goods Labels)

Thông tin trên Tờ khai Hàng hóa Nguy hiểm bản cứng hoặc trong hệ thống của hãng vận chuyển và các nhãn trên container được sử dụng cho mục đích lập kế hoạch chất hàng lên phương tiện vận chuyển.

Thông tin trên một tờ khai hàng hóa nguy hiểm

Hàng hóa Nguy hiểm là tài liệu duy nhất chứa tất cả các thông tin liên quan đến hàng hóa về:

  1. Tàu / Voyage / Số hiệu chuyến bay – Vessel / Voyage
  2. Mô tả hàng hóa – Description-
  3. Số lượng – Quantity of Dangerous Goods
  4. số UN – UN No.
  5. Nhóm hàng nguy hiểm -Hazard Class
  6. Tên thông thường và tên kỹ thuật – Proper shipping name and the technical name
  7. Nhóm đóng gói – Packaging Group
  8. Loại và cách đóng hàng – Type and make of packaging
  9. Số container mà những hàng hóa nguy hiểm này được đóng gói – The container number in which these dangerous goods are packed

Ngoài việc DGD phản ánh các chi tiết THỰC TẾ của hàng hóa được đóng gói trong container, nó cũng phải khớp với những gì đã được gửi cho người vận chuyển tại thời điểm Yêu cầu hàng hóa nguy hiểm.

Hãy nhớ rằng người vận chuyển phê duyệt hàng hóa nguy hiểm để vận chuyển dựa trên thông tin được cung cấp tại thời điểm gửi yêu cầu.

Nếu thông tin trong DGD khác với thông tin trên DGR, người gửi hàng có thể phải dỡ và đóng hàng lại vào container để khớp hàng hóa thực tế đã được phê duyệt.

Tệ hơn nữa, nếu người vận chuyển không xác minh DGD so với DGR, và hóa ra, hàng hóa cuối cùng được xếp (final cargo loaded) lại là một mặt hàng bị cấm đối với người vận chuyển và/hoặc cảng xếp hàng hoặc điểm đến. Điều đó có thể làm trì hoãn các hoạt động của phương tiện vận chuyển. và phát sinh chi phí rất lớn cho bên sai sót.

Mẫu tờ khai hàng hóa nguy hiểm DGD của Vietnam Airlines 1
Mẫu tờ khai hàng hóa nguy hiểm DGD của Vietnam Airlines
Mẫu tờ khai hàng hóa nguy hiểm DGD của Vietnam Airlines

Tờ khai gửi hàng nguy hiểm (DGD) – Vietnam Airlines

Ai chịu trách nhiệm khai DGD

Như tôi đã giải thích trước đây, người gửi hàng (Shipper) và người xuất khẩu (Exporter) là các thực thể khác nhau và không nhất thiết phải giống nhau. Ngoài ra còn có một thực thể khác là nhà sản xuất hàng hóa (manufacturer)

Trong một lô hàng, Shipper Exporter và Manufacturer hoàn toàn có thể hoàn toàn khác nhau, nhưng tầm quan trong của họ là như nhau. Tại thời điểm phê duyệt DGR, người vận chuyển luôn yêu cầu MSDS (Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất)

Vui lòng tham khảo: Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất là gì?

Nhà sản xuất (manufacturer) là đơn vị phù hợp nhất để cung cấp MSDS cho người xuất khẩu hoặc người gửi hàng vì chính họ đang sản xuất loại hàng hóa đóvà sẽ có tất cả thông tin chi tiết liên quan đến hàng hóa nguy hiểm này.

MSDS có vai trò cung cấp thông tin để hoàn thành DGR và DGD.

Vì nhà sản xuất có thể hoặc không phải là người gửi hàng thực tế (actual shipper), nên việc cung cấp DGD thuộc về người gửi hàng.

Lý do hết sức đơn giản, người gửi hàng là pháp nhân đã ký kết hợp đồng vận chuyển với người vận chuyển và là đơn vị chịu trách nhiệm đóng gói và giao container cho người vận chuyển tại container terminal

DGD phản ánh tuyên bố từ người gửi hàng như sau:

“I hereby declare that the contents of this consignment are fully and accurately described below by the Proper Shipping Name, and are classified, packaged, marked and labelled/placarded and are in all respects in proper condition for transport according to the applicable international and national governmental regulations.”

Người gửi hàng cũng ký vào Ô 22 của DGD xác nhận rằng họ đã chuẩn bị và cung cấp các chi tiết cho DGD

Theo phần 5.4.1.6.1 của Bộ luật IMDG có ghi:

“The certification on the dangerous goods transport document shall be signed and dated by the consignor

tạm dịch “Giấy xác nhận trên chứng từ vận chuyển hàng nguy hiểm sẽ do người gửi hàng ký và ghi ngày tháng”

Trong đó consignor có nghĩa là shipper chứ không phải nhà sản xuất hoặc thương nhân mà người gửi hàng mua hàng hóa hoặc nhà xuất khẩu.

Bất kỳ ai chuẩn bị, hoàn thành, kiểm tra, ký tên và nộp DGD cho người vận chuyển, phải đảm bảo cung cấp đúng thông tin vì các chi tiết không chính xác có thể dẫn đến thảm họa.

Bạn muốn vận chuyển hàng nguy hiểm? Liên hệ Nguyên Đăng ngay!

——————————————

Nguyen Dang Viet Nam Co., Ltd – First Class Freight Forwarder in Vietnam
Address: Room 401, No 1, 329 alleys, Cau Giay Street, Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Website: https://nguyendang.net.vn/
TEL: +84-24 7777 8468
Member of networks: WWPC, GLA, FIATA, VLA
Fanpage English:
https://www.facebook.com/VietnamfreightFWD
Group English:
https://www.facebook.com/groups/nguyendang.net.vn
Fanpage Vietnamese:
https://www.facebook.com/NguyenDangVietNam/
Group Vietnamese:
https://www.facebook.com/groups/thutuchaiquanvietnam
Twitter: https://twitter.com/NguyenDangLog
Youtube: http://www.youtube.com/c/NguyênĐăngViệtNam

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.