Thủ tục nhập khẩu máy truyền dịch

Thủ tục nhập khẩu máy truyền dịch

Máy truyền dịch là thiết bị có tác dụng đưa chất lỏng vào cơ thế bệnh nhân. Nhằm cung cấp cả thuốc và chất dinh dưỡng vớ số lượng được kiểm soát rõ ràng. Nó được sử dụng trong quá trinh cung cấp thuốc giảm đau, thuốc hóa trị, thuốc kháng sinh, insulin hoặc nhiều loại dược phẩm khác.

Vậy đối với các doanh nghiệp việc nhập khẩu mặt hàng này cần thông qua những quy định, chính sách gì của nhà nước? Những khó khăn sẽ gặp phải khi nhập khẩu trang thiết bị y tế là gì? Hãy cùng Nguyên Đăng Việt Nam tìm hiểu chi tiết hơn tại bài viết này nhé!

Căn cứ pháp lý nhập khẩu máy truyền dịch

Các văn bản pháp lý cần tham khảo khi nhập máy truyền dịch, bao gồm:

    • Thông Tư số 14/2018/TT-BYT ngày 15/05/2018 của Bộ Y tế về việc Ban hành danh mục trang thiết bị y tế được xác định mã số hàng hóa theo danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
    • Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị Y tế.
    • Thông tư 30/2015/TT-BYT ngày 12/10/2015 của Bộ Y tế về Quy định về việc Quy định việc nhập khẩu trang thiết bị y tế.
    • Thông tư 39/2016/TT-BYT ngày 28/10/2016 của Bộ Y tế Quy định chi tiết về việc phân loại trang thiết bị y tế.

Nếu gặp khó khăn trong quá trình tìm hiểu quy định nhập khẩu của mặt hàng này hãy liên hệ cho Nguyên Đăng Việt Nam để được tư vấn hỗ trợ!

HS code và thuế nhập khẩu máy truyền dịch

Mã HS

Máy truyền dịch nằm trong Chương 90: DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊ QUANG HỌC, NHIẾP ẢNH, ĐIỆN ẢNH, ĐO LƯỜNG, KIỂM TRA, CHÍNH XÁC, Y TẾ HOẶC PHẪU THUẬT; CÁC BỘ PHẬN VÀ PHỤ KIỆN CỦA CHÚNG.

Dưới đây là một số mã HS dành cho bạn tham khảo. Để biết HS Code nào phù hợp nhất cho sản phẩm của mình, vui lòng liên hệ Nguyên Đăng để được tư vấn chính xác nhất.

Mã HS Mô tả hàng hóa – Tiếng Việt
9018 Thiết bị và dụng cụ dùng cho ngành y, phẫu thuật, nha khoa hoặc thú y, kể cả thiết bị ghi biểu đồ nhấp nháy, thiết bị điện y học khác và thiết bị kiểm tra thị lực.
90183190 – – – Loại khác

Thuế nhập khẩu

Thuế suất nhập khẩu năm 2022 của máy truyền dịch như sau (Đơn vị: %):

Loại thuế HS 90183190
Thuế NK thông thường 5
Thuế NK ưu đãi 0
VAT 5
ACFTA 0
ATIGA 0
AJCEP 0
VJEPA 0
AKFTA 0
AANZFTA 0
AIFTA 0
VKFTA 0
VCFTA 0
VN-EAEU 0
CPTPP 0
AHKFTA 0
VNCU 0
EVFTA 0
UKVFTA 0
VN-LAO 0

Liên hệ Nguyên Đăng Việt Nam để được tư vấn về mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi từ các quốc gia mà Việt Nam đã ký kết hiệp định FTA.

Chính sách nhập khẩu

Máy truyền dịch có thuộc danh mục cấm nhập khẩu không?

Máy truyền dịch không nằm trong danh mục hàng hóa bị cấm xuất nhập khẩu nên quý doanh nghiệp có thể nhập khẩu bình thường theo quy định hiện hành.

Quản lý nhà nước đối với mặt hàng máy truyền dịch là gì?

Máy truyền dịch thuộc Danh mục trang thiết bị y tế thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế ban hành kèm theo Thông tư số 14/2018/TT-BYT ngày 15/5/2018 (thay thế Phụ lục số 1 ban hành kèm theo thông tư số 30/2015/TT-BYT) để thực hiện. Chính vì thế khi nhập khẩu vào Việt Nam cần phải làm thủ tục phân loại thiết bị y tế khi nhập khẩu vào Việt Nam.

  • Phân loại trang thiết bị y tế: kết quả ra loại C
  • Sau khi có kết quả phân loại: Với loại C, nhà nhập khẩu phải đăng ký lưu hành TTBYT loại C và ra số lưu hành

Chứng từ cần chuẩn bị để làm giấy phép phân loại TBYT:

Máy truyền dịch nằm trong phân loại TBYT loại C, chứng từ cần chuẩn bị bao gồm:

    • CFS ( Giấy chứng nhận lưu hành tự do )
    • ISO
    • Tài liệu kỹ thuật mô tả chủng loại TBYT nhập khẩu
    • Giấy ủy quyền

Thời gian để hoàn thành giấy phép phân loại thiết bị y tế loại C là 2 ngày tính từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

Hồ sơ nộp trực tiếp về Vụ Trang Thiêt Bị và Công Trình Y Tế hoặc nộp online.

Nhãn mác hàng hoá

Nhãn mác hàng hóa của nhập khẩu tối thiểu phải có bao gồm những nội dung sau:

    • Tên hàng hóa
    • Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa
    • Xuất xứ hàng hóa
    • Model, mã hàng hoá (nếu có)
    • Các nội dung khác tuỳ từng loại hàng hóa

Vì băng cuộc là thiết bị y tế nến một số yêu cầu thêm về nhãn mác của mặt hàng này như sau:

    • Hàng hóa nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu trên nhãn hàng hóa.
    • Số lưu hành hoặc số giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế;
    • Số lô hoặc số sê ri của trang thiết bị y tế;
    • Ngày sản xuất, hạn sử dụng: Trang thiết bị y tế tiệt trùng, sử dụng một lần, thuốc thử, chất hiệu chuẩn, vật liệu kiểm soát, hóa chất phải ghi hạn sử dụng. Các trường hợp khác ghi ngày sản xuất hoặc hạn sử dụng; đối với trang thiết bị y tế là máy móc, thiết bị ghi năm sản xuất hoặc tháng, năm sản xuất;
    • Thông tin cảnh báo, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, cơ sở bảo hành: Có thể được thể hiện trực tiếp trên nhãn trang thiết bị y tế hoặc ghi rõ hướng dẫn tra cứu các thông tin này trên nhãn trang thiết bị y tế.

Quý doanh nghiệp lưu ý chuẩn bị đầy đủ hồ sơ trước khi thông quan tránh những thiếu sót không đáng có gây mất thời gian và kinh phí.

Thủ tục hải quan nhập khẩu máy truyền dịch

Hồ sơ hải quan nhập khẩu máy truyền dịch bao gồm những gì?

Bộ hồ sơ hải quan mà quý doanh nghiệp cần phải chuẩn bị khi thông quan bao gồm:

    1. Tờ khai hải quan nhập khẩu
    2. Hợp đồng thương mại (Sale Contract)
    3. Vận đơn lô hàng (Bill of Lading)
    4. Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
    5. Phiếu đóng gói hàng hoá  (Packing list)
    6. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – Certificate of Origin (C/O), nếu có
    7. Giấy phép phân loại TBYT loại C & Chứng nhận lưu hành TBYT loại C

Liên hệ Nguyên Đăng Việt Nam để được hỗ trợ nhập khẩu khẩu mặt hàng này nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm chi phí nhất!

Chi phí và dịch vụ nhập khẩu máy truyền dịch

Mỗi lô hàng nhập khẩu đều cần đến một giải giáp logistics riêng biệt. Tuỳ vào từng loại mặt hàng, quãng đường vận chuyển để có thể lựa chọn các phương pháp tối ưu tiết kiệm chi phí và thời gian nhất có thể.

Là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ logistic chuyên nghiệp, an toàn, nhanh chóng. Nguyên Đăng Việt Nam với kinh nghiệm thực tiễn trong dịch vụ nhập khẩu máy truyền dịch trong nhiều năm qua. Chúng tôi tự tin là đơn vị hàng đầu giúp bạn tối ưu thời gian, chi phí và đảm bảo an toàn cho mọi lô hàng của mình với việc:

    • Tư vấn tối ưu phương thức vận chuyển và điều kiện giao hàng có lợi nhất
    • Nhận báo giá với chi phí cạnh tranh chi phí đầu vào cụ thể
    • Hoạch định kế hoạch nhập hàng với thời gian vận chuyển ước tính?
    • Tư vấn đóng gói, dán nhãn, theo quy định hiện hành
    • Tư vấn thuế nhập khẩu? VAT?
    • Chuẩn bị giấy tờ và thủ tục thông quan, giấy tờ liên quan?
    • Giao trả hàng tận nơi

* Lưu ý: Mọi thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo tại thời điểm nhất định và có thể thay đổi tùy thuộc vào quy định hiện hành của Nhà nước. Chính vì vậy, để cập nhật thông tin mới nhất về thủ tục nhập khẩu mặt hàng này, bạn có thể liên hệ với Nguyên Đăng Việt Nam qua hotline: 024 7777 8468 để được tư vẫn kỹ lưỡng và chính xác nhất.

Sự hài lòng của quý khách là thành công của chúng tôi ! Nguyên Đăng Việt Nam – More than Logistics

Nguyen Dang Viet Nam Co., ltd
Address: No 32, 10 alley, Nguyen Van Huyen Street, Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Website: https://nguyendang.net.vn/
TEL: +84-24 7777 8468
Member of networks: WWPC, GLA, FIATA, VLA
Facebook: https://www.facebook.com/NguyenDangVietNam/
Group: https://www.facebook.com/groups/thutuchaiquanvietnam
Twitter: https://twitter.com/NguyenDangLog
Youtube: http://www.youtube.com/c/NguyenDangVietNam

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.