DPU INCOTERMS 2020 Bản giải thích chi tiết [Cập nhật]

DPU INCOTERMS 2020 Bản giải thích chi tiết

Vậy là sau bao nhiêu đồn đoán, Incoterms 2020 đã chính thức phát hành với sự thay đổi và bổ sung của một số các quy tắc (điều kiện giao hàng). Trong khuôn khổ bài viết này, Nguyên Đăng xin  giới thiệu bài phân tích chi tiết DPU INCOTERMS 2020.

DPU là gì? DPU là Viết tắt của Delivered at Place Unloaded một quy tắc mới được mở rộng từ DAT trong incoterms 2010. dưới đây là bản dịch của Nguyên Đăng từ trang tradefinanceglobal

Nghĩa vụ chung

A1 (Nghĩa vụ chung)

Trong mỗi 11 quy tắc, người bán phải cung cấp hàng hóa và hóa đơn thương mại (commercial invoice) theo yêu cầu của hợp đồng mua bán. và bất kỳ bằng chứng nào khác phù hợp như chứng chỉ phân tích (analysis certificate) hoặc weighbridge document, v.v. có thể có liên quan và được làm rõ trong hợp đồng.

Mỗi quy tắc cũng quy định rằng: bất kỳ tài liệu nào cũng có thể ở dạng giấy hoặc dạng điện tử như đã thỏa thuận trong hợp đồng, hoặc nếu hợp đồng không đề cập đến điều này thì tuân theo thông lệ chung. Các quy tắc không xác định hình thức điện tử là gì, nó có thể là 1 tệp PDF cho đến đến blockchain hoặc một số định dạng sẽ phát triển trong tương lai.

B1 (Nghĩa vụ chung)

Trong mỗi quy tắc người mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng như đã nêu trong hợp đồng mua bán.

Các quy tắc không đề cập đến việc khi nào thanh toán được thực hiện (trước khi giao hàng, ngay sau khi giao hàng, ba mươi ngày sau khi giao hàng, nửa trước nửa sau (half now half later) hoặc bất cứ khi nào) hoặc phương thức thanh toán (trả trước đối với email của các tài liệu sao chép , xuất trình chứng từ cho ngân hàng theo thư tín dụng (letter of credit), hoặc sự sắp xếp khác). Những vấn đề này cần được quy định rõ trong hợp đồng.

Giao hàng

A2 (Giao hàng)

Các quy tắc DAPDDP yêu cầu người bán phải chịu trách nhiệm gần như tối đa trong việc giao hàng cho người mua tại địa điểm đã thỏa thuận, hoặc tại điểm trong địa điểm đó. Tuy nhiên, hàng hóa không dỡ khỏi phương tiện vận chuyển như xe tải, xe lửa, sà lan hoặc thậm chí là một con tàu và máy bay chuyên chở (chartered aircraft)

DPU yêu cầu người bán làm thêm một công đoạn nữa, đó là dỡ hàng hóa khỏi phương tiện vận chuyển. DPU là quy tắc được mở rộng từ DAT cũ. Trong INCOTERMS 2010, nhiều người chỉ hiểu theo nghĩa đen từ tiêu đề của nó là “ga đến” (terminal) trong khi nó có nghĩa rộng hơn, đó có thể là bất cứ nơi nào, từ bãi trống cho đến một nhà kho được che chắn bao gồm cả kho người mua.

Một lỗi thường gặp với DAP và DDP đó là sự hiểu lầm với DAT cũ. Người ta thường cho rằng điểm đến (Destination) sẽ luôn là địa chỉ của người mua, nhưng điều này không nhất thiết như vậy.

Người mua có thể chỉ định địa điểm của một nhà máy mới mà họ đang xây dựng cho khách hàng. Địa điểm đó có thể là cảng container của nước nhập khẩu hoặc một nơi nào khác.

Nếu đó là địa chỉ người mua hoặc một địa điểm mà họ đã chỉ định thì thông thường họ sẽ có sẵn thiết bị để dỡ hàng hóa. Tuy nhiên, đôi khi xe tải sẽ có một cần cẩu gắn trên nó hoặc thậm chí là một chiếc xe nâng (forklift) ở phía sau, hoặc hàng hóa chuyên biệt đến nỗi người bán cần cung cấp thiết bị để dỡ hàng hóa. Chính những điều này thúc đẩy sự ra đời của DPU.

Nếu đích đến là một nhà ga thì thông thường người vận chuyển của người bán sẽ dỡ hàng hoặc sắp xếp việc dỡ hàng đó. Chẳng hạn như container từ xe tải vận chuyển từ cảng, hàng hóa từ máy bay chuyên chở, v.v. Đây cũng là lý do hình thành DPU chứ không phải là DAP.

Việc giao hàng phải được thực hiện vào đúng ngày hoặc trong khoảng thời gian đã thỏa thuận.

B2 (Giao hàng)

Nghĩa vụ của người mua là nhận hàng khi hàng đã được giao như mô tả trong A2.

 

Chuyển giao rủi ro

A3 (Chuyển giao rủi ro)

Trong tất cả các quy tắc, người bán chịu mọi rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa cho đến khi được giao như mô tả ở A2. Ngoại lệ: mất mát hoặc thiệt hại trong các trường hợp được mô tả trong B3 bên dưới, thay đổi tùy thuộc vào vai trò của người mua trong B2

B3 (Chuyển giao rủi ro)

Người mua chịu mọi rủi ro về mất mát hoặc thiệt hại cho hàng hóa một khi người bán đã giao hàng như đã mô tả trong A2.

Nếu người mua không thông báo chính xác cho người bán về địa điểm giao hàng, hoặc nếu người mua không thể thông quan nhập khẩu thì họ phải chịu rủi ro mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa kể từ ngày đã thỏa thuận hoặc thời gian thỏa thuận giao hàng.

Ví dụ: nếu người bán gửi hàng cho người mua và hàng bị chính quyền nước nhập khẩu giữ vô thời hạn vì người mua không xin được giấy phép nhập khẩu cần thiết, thì người mua phải chịu mọi rủi ro.

Vận chuyển

A4 (Vận chuyển)

Người bán phải sắp xếp, hoặc ký hợp đồng vận chuyển đến điểm đến đã được chỉ định và nếu có một điểm được thỏa thuận trong địa điểm đến đó thì vận chuyển đên điểm đó.

Người bán trả chi phí cho việc vận chuyển này. Đồng thời, người bán phải sắp xếp vận chuyển, phải biết từ người mua nếu có một điểm cụ thể tại nơi giao hàng mà hàng hóa phải được vận chuyển tới.

Ví dụ: nếu điểm đến được hiển thị đơn giản là “Budapest, Hungary” thì nơi nào trong Budapest là nơi người chuyên chở hàng của người bán giao hàng?

Có thể đó là địa chỉ của người mua, hoặc một điểm trống trong một tòa nhà, hoặc địa chỉ của người vận chuyển, hoặc sân bay, hoặc bãi container, hoặc một bến cảng cụ thể bên sông. Trong trường hợp này, điểm chính xác nên được thỏa thuận.

Nếu không phải là những nơi trên thì địa điểm giao hàng tùy thuộc vào sự lựa chọn của người bán. Họ sẽ chọn điểm phù hợp nhất với mục đích của mình, thường là lựa chọn phương án ít tốn kém nhất như nhất như nhà ga hàng hóa (cargo terminal).

Đối với DAP và DDP, nếu việc giao hàng tại điểm đến xảy ra sau khi người mua hoàn thành bất kỳ thủ tục nhập khẩu cần thiết nào thì chi phí storage do sự chậm trễ trong các thủ tục đó người mua sẽ phải chi trả (nếu người bán đã cung cấp cho người mua tài liệu cần thiết kịp thời)

Đối với DPU, người bán chịu chi phí lưu trữ do sự chậm trễ trong thông quan nhập khẩu.

B4 (Vận chuyển)

Người mua không có nghĩa vụ đối với người bán trong việc sắp xếp hợp đồng vận chuyển.

Bảo hiểm

A5 (Bảo hiểm)

Mặc dù người bán chịu rủi ro mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa cho đến điểm giao hàng, người bán không có nghĩa vụ bảo hiểm hàng hóa với người mua.

B5 (Bảo hiểm)

Bởi vì người bán chịu rủi ro mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa cho đến điểm giao hàng, người mua không có nghĩa vụ đối với người bán trong việc bảo hiểm hàng hóa.

Giao hàng / Vận chuyển chứng từ

A6 (Giao hàng / Vận chuyển chứng từ)

Người bán, với trách nhiệm của mình, phải cung cấp cho người mua bất kỳ tài liệu nào mà người mua cần để tiếp nhận hàng hóa. Tài liệu theo hình thức nào sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận trong hợp đồng và có thể chỉ đơn giản chỉ là biên nhận mà người mua sẽ ký. Tuy nhiên, trong trường hợp DAP và DPU, người mua phải thông quan nhập khẩu cho lô hàng, những tài liệu này sẽ là bản sao chứng từ vận chuyển của người bán để chứng minh việc xuất khẩu và ngày giao hàng.

B6 (Giao hàng / Vận chuyển chứng từ)

Người mua phải chấp nhận tài liệu được cung cấp trong A6 vì không tham gia vào quá trình vận chuyển.

Thông quan xuất nhập khẩu

A7 (Thông quan xuất nhập khẩu)

Trong trường hợp áp dụng, người bán phải tự chịu rủi ro và chi phí thực hiện tất cả các thủ tục thông quan xuất khẩu theo yêu cầu của nước xuất khẩu, như giấy phép (licences or permits), kiểm tra an ninh, kiểm hóa, và bất kỳ ủy quyền hoặc phê duyệt khác.

Ngoài ra, do điểm giao hàng trong quy tắc này là tại nước nhập khẩu, người bán cũng phải thực hiện và thanh toán cho bất kỳ thủ tục nào được yêu cầu bởi bất kỳ quốc gia quá cảnh nào trước khi giao hàng đó xảy ra.

Người bán không có nghĩa vụ thông quan nhập khẩu. Tuy nhiên, nếu người mua yêu cầu, người bán phải tự chịu rủi ro và chi phí trong việc hỗ trợ lấy bất kỳ tài liệu và / hoặc thông tin nào liên quan đến các thủ tục theo yêu cầu của nước nhập khẩu như giấy phép (permits or licences), kiểm tra an ninh; kiểm hóa và bất kỳ ủy quyền hoặc phê duyệt chính thức khác theo yêu cầu của cơ quan hữu quan của nhập khẩu.

B7 (Thông quan xuất nhập khẩu)

Nếu áp dụng, người mua phải chịu rủi ro và chi phí trong việc hỗ trợ người bán trong việc lấy bất kỳ tài liệu và / hoặc thông tin cần thiết cho tất cả các thủ tục liên quan đến xuất khẩu theo yêu cầu của nước xuất khẩu cũng như bất kỳ quốc gia quá cảnh nào .

Người mua phải thực hiện và thanh toán cho tất cả các thủ tục theo yêu cầu của nước nhập khẩu. Chúng bao gồm giấy phép nhập khẩu, thông quan nhập khẩu; kiểm tra an ninh cho quá cảnh và nhập khẩu, kiểm hóa, và bất kỳ ủy quyền và phê duyệt chính thức khác.

Kiểm tra / Đóng gói / Đóng dấu

A8 (Kiểm tra / Đóng gói / Đánh dấu)

Trong tất cả các quy tắc, người bán phải trả chi phí cho bất kỳ hoạt động kiểm tra nào cần thiết để giao hàng, chẳng hạn như kiểm tra chất lượng, đo lường hàng hóa và / hoặc đóng gói, cân, đếm hàng hóa và / hoặc đóng gói.

Người bán cũng phải thực hiện và chi trả toàn bộ chi phí cho việc đóng gói hàng hóa, trừ khi loại hàng hóa mà họ bán thường không đóng gói, chẳng hạn như trong trường hợp hàng rời.

Người bán cũng phải tính đến việc vận chuyển hàng hóa và đóng gói chúng một cách thích hợp, trừ khi các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng của họ rằng hàng hóa được đóng gói và / hoặc đánh dấu một cách cụ thể.

B8 (Kiểm tra / Đóng gói / Đánh dấu)

Trong tất cả các quy tắc, người mua không có nghĩa vụ với người bán liên quan đến bao bì và nhãn hiệu. Tuy nhiên, trên thực tế có thể có các trường hợp ngoại lệ được thống nhất từ trước, chẳng hạn như khi người mua cung cấp cho người bán nhãn, logo hoặc tương tự.

Phân bổ chi phí

Sự khác biệt duy nhất giữa DAP và DPU INCOTERMS 2020 là người bán trả tiền cho việc dỡ hàng hóa.

Thông báo

A10 (Thông báo)

Người bán phải cung cấp cho người mua bất kỳ thông báo nào mà người mua cần để nhận hàng.

B10 (Thông báo)

Nếu các bên đồng ý trong hợp đồng, người mua phải thông báo đầy đủ cho người bán về thời điểm và điểm cụ thể trong địa điểm yêu cầu giao hàng. Hợp đồng thường sẽ nêu chi tiết số lượng thông báo sẽ được đưa ra và điều này có thể thay đổi theo phương thức vận chuyển.

DPU INCOTERMS 2020 – Ưu điểm và nhược điểm

Quy tắc này bắt đầu từ năm 1953 với cái tên EXQ (Ex Quay) và được đổi tên thành DEQ (Deliveryed Ex Quay) trong Incoterms® 1990. Quy tắc yêu cầu người bán chuyển hàng hóa được dỡ từ tàu lên cầu cảng (wharf). Rõ ràng điều này chỉ đề cập đến hàng hóa được tải trực tiếp lên tàu như hàng rời. Trong Incoterms® 2010, quy tắc này đã được thay thế bằng một quy tắc mở rộng hơn là DAT – Delivered at Terminal (Giao hàng tại nhà ga) để bao quát mọi phương thức vận chuyển.

“Terminal” trong DAT được hiểu là bất kỳ nơi nào, dù được che chắn hay không, chẳng hạn như bến cảng, nhà kho, bãi container hoặc đường bộ, đường sắt hoặc cảng hàng không. Tuy nhiên, điều chú thích rõ ràng này lại không được được đề cập trong Quy tắc mà chỉ được nhắc đến trong cuốn Guidance Note. Rõ ràng người ta đã dự tính đến việc giao hàng tại một số hình thức nhà ga để người mua nhận hàng sau khi các thủ tục thông quan nhập khẩu đã hoàn thành.

Trong những phiên cuối trong các cuộc thảo luận về các quy tắc Incoterms® 2020, thì việc việc mở rộng DAT mới được đưa ra. Mục đích là để bao gồm việc giao hàng tại đến đích bên ngoài nhà ga và nơi người bán sắp xếp để dỡ hàng.

Điều này có thể xảy ra trong trường hợp máy móc chuyên dụng chuyển đến một địa điểm nơi người bán cũng chịu trách nhiệm lắp ráp và lắp đặt. Do đó, gần như vào phút cuối, DPU đã được sinh ra.

Khi Ủy ban soạn thảo sửa đổi DAT thành DPU, nó đã nhận được sự ủng hộ ngày càng lớn.

Quy tắc này khác với DAP chỉ ở một điểm, đó là trong DAP, người bán giao hàng tại địa điểm được chỉ định không được dỡ hàng còn trong DPU thì dỡ hàng.

Như vậy vừa rồi bạn đã cùng Nguyên Đăng tìm hiểu qua DPU INCOTERMS 2020. Hi vọng những kiến thức mà Nguyên Đăng chia sẻ có ích cho bạn trong công việc.

Xin lưu ý, nội dung bài viết chỉ mang tính tham khảo. Để đảm bảo, xin mời tìm hiểu INCOTERMS 2020 bản chính thức do ICC phát hành tại ĐÂY

Xem thêm: Điều kiện giao hàng DPU  [Bản tóm lược]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.