AMS (Automated Manifest System) – Phụ phí AMS – Ngày 11-9-2001, các vụ khủng bố do tổ chức Al Qaeda tiến hành đã làm rung chuyển cả nước Mỹ. Theo cục điều tra liên bang Mỹ (FBI), các vụ nổ và ảnh hưởng đã đã tước đi mạng sống của 2.976 người (không bao gồm 19 tên khủng bố). Trong đó, chỉ tính riêng tại khu phức hợp trung tâm thương mại thế giới (WTC) là 2.752 người,
Vụ tấn công đã làm thay đổi mọi mặt của nước Mỹ. Sau cuộc tấn công, chính quyền Tổng thống George W. Bush phát động cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu, đồng thời thắt chặt các quy định an toàn và hàng loạt các biện pháp giám sát mới.
Ngoài vận chuyển hành khách, Hàng hoá vận chuyển tới Mỹ cả bằng đường hàng không cũng như đường biển đều phải tuân theo hàng loạt các biện pháp nhằm đảm bảo an ninh. Hệ thống kê khai tự động AMS (Automated Manifest System) ra đời như một công cụ kiểm soát hàng hoá, ngăn chặn các nguy cơ tiềm tàng cho nước Mỹ
Đây là một trong Bộ ba đảm bảo an ninh hàng hoá. Việc khai báo AMS là điều bắt buộc cho người xuất khẩu khi vận chuyển hàng vào lãnh thổ hoa kỳ và được giám sát bởi Cục Hải Quan và Biên Phòng Hoa Kỳ (Customs and Border Protection Department of the US – CBP)
AMS và Phụ phí AMS
Về bản chất, AMS là tên loại thủ tục mà hải quan Mỹ yêu cầu thực hiện cho tất cả các lô hàng vào lãnh thổ của họ. Vậy phụ phí AMS là gì? Ai là người đứng ra thu phí AMS và mức phí là bao nhiêu?
Với mọi lô hàng vào lãnh thổ mỹ, Hãng tàu/hãng vận chuyển là đơn vị trực tiếp khai báo AMS. Phí AMS là loại phí mà hãng tàu đặt ra (phí dịch vụ) và thu Booking party cho việc khai báo này.
Các biến thể của phí AMS
Tại các thị trường khác nhau thì sẽ có các quy định cũng như tên gọi cho loại phí này như
- Hoa kỳ: AMS (Automated Manifest System)
- Trung Quốc: AFS (Advance Filling Surcharge)
- Nhật bản AFR (Advance Filing Rule)
- Liên minh châu âu ENS (Entry Summary Declaration)…
nhưng do bản chất các loại phí này là giống nhau nên thường được gọi chung là AMS cho dễ nhớ. Cho nên khi các xuất hàng đi Trung quốc thấy Ghi AMS thì cũng không lấy gì làm lạ.
Nội dung khai báo
Các thông tin cần lưu ý khi khai AMS bao gồm
- Thông tin về hàng hóa: Số vận đơn, loại hàng, tên và địa chỉ của shipper/CNEE, khối lượng hàng hóa,…
- Thông tin về container: số container, số seal (chì),…
- Thông tin về tàu mẹ: Tuyến (gồm: nơi nhận hàng, cảng chất hàng lên tàu, cảng chuyển tải, cảng dỡ hàng, điểm đến cuối cùng); Thời gian (xuất phát, thời điểm đến cảng chuyển tải, tàu dỡ hàng, tàu đến điểm cuối cùng,…).
Ai là người khai AMS?
Bên trực tiếp khai AMS là các đơn vị vận chuyển thực tế (hãng tàu) hoặc các NVOCCs. Shipper và forwarder (booking party) có nghĩa vụ cung cấp các thông tin cần thiết để carrier thực hiện điều này.
AMS được các carrier khai báo qua các hệ thống của riêng mình hoặc hệ thống trung gian được phép kết nối với mạng của Hải quan Hoa Kỳ. Để khai báo, nhà vận chuyển cần phải được cấp tên sử dụng và password.
Mức phí AMS
Mức thu AMS giao động vào khoảng từ 30 đến 40 USD cho mỗi lô hàng tuỳ hãng tàu
Do thu theo B/L, phí AMS không tính theo số lượng hay khối lượng của hàng hoá. Có nghĩa là nếu lô hàng của bạn có 10 hay chỉ 1 container thì mức phí vẫn giống nhau
Thời điểm khai
Thông thường, việc khai báo AMS phải được thực hiện muộn nhất 48 tiếng trước khi mother Vessel rời cảng chuyển tải cuối cùng (48 tiếng trước khi hàng rời cảng đi nếu tàu không chuyển tải).
Nếu khai báo AMS trễ so với thời gian quy định sẽ phải chịu các khoản phạt từ hải quan Hoa Kỳ, với mức phạt lên tới 5000 USD/lô hàng.
Án phạt này sẽ được thông báo bởi hải quan Mỹ sau vài tháng kể từ khi hàng chính thức onboard, thậm chí là cả 1 năm. Mức tiền phạt sẽ bị cộng dồn cho tất cả các lô hàng mà bên hãng tàu đã khai trễ hạn trong suốt thời gian đó.
Nếu không trả tiền phạt, hàng sẽ không thể tiến vào thị trường Mỹ, đồng thời người xuất khẩu sẽ bị cho vào danh sách đen.
Nếu lượng hàng đi thực tế có sự khác biệt với thời điểm kê khai ban đầu hoặc hông tin của bên nhận hàng có sai sót, bạn phải tiến hành khai sửa AMS. mức phí sửa giao động khoảng 40 – 50 USD tùy từng hãng tàu.