Freight forwarder là gì? Freight forwarder có phải là forwarder không? Chọn forwarder như thế nào khi có nhu cầu xuất, nhập khẩu hàng hóa? Hãy cùng Nguyên Đăng tìm câu trả lời thông qua bài viết này nhé!
Forwarder và Freight forwarder là gì?
Trong tiếng anh, “Forward” có nghĩa là “chuyển tiếp” còn hậu tố “er” ám chỉ người thực hiện hành động chuyển tiếp (hàng hóa) đó
Trong xuất nhập khẩu, forwarder hay một công ty giao nhận vận tải là một đơn vị trung gian cung cấp dịch vụ logistics bên thứ 3 (Third-party logistics-3PL). Họ đứng ra nhận vận chuyển hàng của chủ hàng, hoặc gom nhiều lô hàng nhỏ (consolidate) thành những lô hàng lớn hơn, sau đó lại thuê người vận chuyển (hãng tàu, hãng hàng không, nhà xe) vận chuyển từ điểm xuất phát tới điểm đích.
Lĩnh vực kinh doanh của Forwarder thường rất rộng bao gồm
- Vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường hàng không
- Vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
- Vận chuyển nội địa
- Dịch vụ hải quan và các chứng từ xuất nhập khẩu
- Cho thuê kho bãi và đóng gói hàng hóa
- Các dịch vụ bổ trợ khác
Nếu forwarder đó chỉ kinh doanh dịch vụ mua bán cước vận tải (đường biển, air, nội địa), ta gọi họ được gọi là freight forwarder
Ví dụ: Một doanh nghiệp chuyên xuất hàng nông sản tại Hà Nội cần xuất 1 container 40’HC cho đối tác của họ tại California, Hoa kỳ. Doanh nghiệp này sẽ thuê 1 đơn vị freight forwarder để vận chuyển hàng hóa theo điều kiện giao hàng đã kí trong hợp đồng (Incoterms). Forwarder sẽ tiếp nhận lô hàng và thực hiện đúng những yêu cầu của chủ hàng ví dụ:
- Khai báo hải quan, làm giấy chứng nhận xuất xứ
- Làm kiểm dịch thực vật và các chứng chỉ khác mà đầu nhập yêu cầu
- Liên hệ với agent của họ tại Hoa kỳ để handle hàng (tùy thuộc vào điều kiện giao hàng)
- Thuê nhà xe vận chuyển container từ Hà Nội – Hải Phòng
- Thuê hãng tàu vận chuyển với giá tốt nhất
- Xử lý các phát sinh, vv…
Tìm hiểu thêm về nghề Forwarder qua video sau:
Vai trò của Forwarder trong xuất nhập khẩu
Chúng ta đã trả lời được câu hỏi Forwarder là gì vậy vai trò của họ trong xuất nhập khẩu là gì?
Một số người cho rằng Forwarder nhìn chung cũng chỉ là một dạng “cò” ăn chênh lệch trong XNK. Vậy lý do mà người ta vẫn tìm đến forwarder mỗi khi có hàng xuất hay nhập là gì? Tại sao họ không trực tiếp làm việc với nhà vận chuyển để đỡ một khoản chi phí?
Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta hãy điểm danh các vấn đề mà bạn sẽ gặp phải nếu không có Forwarder nhé:
Vấn đề về xử lý các thủ tục, giấy tờ
Thực ra, việc xuất khẩu, nhập khẩu và giao nhận hàng hóa quốc tế không hề đơn giản như chúng ta thường nghĩ. Khác với việc mua bán hàng hóa nội địa, quá trình xuất nhập hàng hóa tại các cảng đòi hỏi rất nhiều thủ tục phức tạp tại nhiều đơn vị khác nhau và mỗi lô hàng lại một khác.
Chính vì thế các doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ gặp những rắc rối về: thủ tục hải quan,bộ chứng từ xuất nhập khẩu, các giấy phép, chứng chỉ, nghĩa vụ thuế và các thủ tục tại hãng tàu, hãng hàng không …vv.
Trong trường hợp này, Forwarder với kinh nghiệm của họ, hiểu rõ các bước cần làm cho từng mặt hàng khác nhau giúp xử lý hàng nhanh chóng và tiết kiệm chi phí phát sinh hơn.
Lựa chọn phương thức vận chuyển và nhà vận chuyển
Mỗi lô hàng khác nhau cần những phương thức vận chuyển khác nhau. Bạn cho rằng phương thức nào phù hợp hơn cho lô hàng của mình: máy bay, tàu biển, tàu hỏa, sà lan, hay vận chuyển đa phương thức? Hãy tìm ngay một forwarder có kinh nghiệm, họ sẽ tối ưu thời gian và chi phí theo yêu cầu của bạn.
Các công ty giao nhận vận tải cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tập hợp những lô hàng nhỏ để đóng ghép (consolidate) thành container và vận chuyển tới địa điểm đích, giúp giảm chi phí cho chủ hàng lẻ.
Mỗi nhà vận chuyển đều có những thế mạnh cũng như điểm yếu riêng. Chẳng hạn mỗi hãng đều có điểm khác biệt về:
– Cảng đi, cảng đến
– Loại hàng chấp nhận vận chuyển
– Phí Local charge
– Thời gian vận chuyển (Transit Time)
– Cước vận chuyển theo từng tuyến
Chính vì thế, bạn sẽ phải tốn rất nhiều thời gian cho phân tích đánh giá từng hãng tàu để chọn ra phương án phù hợp nhất cho lô hàng của mình rồi sau đó mới tiến hành liên hệ.
Nếu bạn không phải dân chuyên, bạn không thể nào mặc cả, trả giá cước với nhà vận chuyển. Một Forwarder có năng lực sẽ là một “mối quen” của rất nhiều nhà vận chuyển. Họ có thể cung cấp cho bạn mức giá thấp hơn bạn tự đàm phán vài chục cho đến vài trăm USD.
Rào cản về ngôn ngữ
Trong thương mại quốc tế, ngôn ngữ là rào cản không hề nhỏ giữa bạn và đối tác nước ngoài.
Việc không hiểu hoặc hiểu sai các điều khoản trong điều kiện giao hàng sẽ gây ra những thiệt hại rất lớn về chi phí cũng như lòng tin! Chính vì thế, các chủ hàng thường tìm đến Forwarder như cầu nối giao nhận để lô hàng của mình thuận lợi hơn trong giao dịch.
Các công ty xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện nay đa số là các công ty vừa và nhỏ với kinh nghiệm còn hạn chế. Việc thuê một Forwarder cũng có nghĩa là bạn có một đơn vị tư vấn về thương mại quốc tế.
Những forwarder có kinh nghiệm thường sẽ là những tư vấn viên hỗ trợ nhiệt tình cho những khách hàng mới. Forwarder – vừa là đối tác – vừa là người thầy, bạn có thể học hỏi kinh nghiệm quý giá từ họ.
Chọn forwarder như thế nào?
Bạn đã biết Forwarder là gì, vậy chọn một Forwarder tốt như thế nào? Dưới đây là một số gợi ý mà Nguyên Đăng dành riêng cho bạn:
- Chọn theo chi phí: Hãy ưu tiên những forwarder tiềm năng và giá cả hợp lý. Bạn nên tính tổng chi phí lên toàn bộ lô hàng của bạn rồi đánh giá kỹ lưỡng.
- Kinh nghiệm của forwarder
– Theo tuyến
– Theo mặt hàng
Chẳng hạn, bạn muốn xuất khẩu tôm đông lạnh sang thị trường Hoa Kỳ. Hãy tìm hiểu xem liệu Forwarder này đã từng xuất tôm đông lạnh (hay ít nhất là hàng thủy sản) sang Hoa Kỳ trước đó hay chưa, kết quả như thế nào, làm đã nhiều lô như thế chưa. Một forwarder thạo tuyến, thạo thị trường, thạo hàng sẽ biết bạn cần những giấy tờ gì, chuẩn bị những gì tránh những rủi ro có thể xảy ra.
- Sự cởi mở, thân thiện: Đừng nên chọn những forwarder “kín như bưng”. Hãy tìm những forwarder sẵn sàng chia sẻ và giải thích. Điều này thực sự có ích cho những lô hàng về sau của bạn giúp bạn dễ giám sát và hiểu biết hơn về quy trình XNK.
- Thái độ phục vụ và sự chuyên nghiệp: Xuất nhập khẩu là một công việc chưa bao giờ dễ dàng ngay cả với những người có thâm niên trong nghề. Những trouble có thể xuất hiện bất cứ lúc nào và tại bất kì khâu nào. Hãy chọn 1 forwarder luôn sẵn lòng hỗ trợ bạn 24/7 để lô hàng của bạn luôn được thông suốt.
- Mạng lưới agent (đại lý ở nước ngoài của Forwarder đó): Ngoại thương có nghĩa là bạn không chỉ làm việc trong nước mà còn phải làm việc với đối tác nước ngoài. Tùy thuộc vào điều kiện giao hàng mà forwarder của bạn cũng cần những đối tác ở nhiều quốc gia khác nhau để handle hàng của bạn ở đầu còn lại. Một forwarder có hệ thống agent mạnh mẽ đảm bảo cho bạn về an toàn hàng hóa và thông suốt, ghi điểm trong mắt đối tác nước ngoài.
- Số lượng chi nhánh: Nhiều chi nhánh, nhiều nhân lực, hỗ trợ nội bộ là một điểm cộng không hề nhỏ cho hàng của bạn dù trong nam, ngoài bắc hay thậm chí tại các cảng, sân bay.
- Quy mô công ty và tổ chức của công ty: Hãy chọn một công ty forwarder có những phòng bạn chuyên trách về những nhiệm vụ khác nhau, phối hợp tổ chức tốt.
- Dựa vào các mối quan hệ: Thật tốt nếu bạn đã quen biết một forwarder từ trước. Trong trường hợp bạn chưa quen biết Forwarder nào thì những “review” từ những người bạn quen biết sẽ tốt hơn rất nhiều so với những lời quảng cáo có cánh.
- Lĩnh vực kinh doanh của fowarder: Một Forwarder đáng để gắn bó lâu dài đó là một forwarder có lĩnh vực kinh doanh rộng. Chẳng hạn, lô hàng này bạn đi air cargo nhưng lô hàng sau bạn lại đi sea cargo. Việc lựa chọn lại một forwarder thật bất tiện đúng không?
Vậy là vừa rồi chúng ta đã tìm hiểu rõ Freight forwarder là gì, tại sao cần Forwarder và cách chọn forwarder như thế nào. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tại Fanpage của Nguyên Đăng để được giải đáp mọi thắc mắc hoàn toàn miễn phí!
Bạn cần tìm forwarder – công ty giao nhận vận tải cho lô hàng của mình? liên hệ Nguyên Đăng ngay!
——————————————
Nguyen Dang Viet Nam Co., Ltd – First Class Freight Forwarder in Vietnam
Address: Room 401, No 1, 329 alleys, Cau Giay Street, Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Website: https://nguyendang.net.vn/
TEL: +84-24 7777 8468
Member of networks: WWPC, GLA, FIATA, VLA
Fanpage English:
https://www.facebook.com/VietnamfreightFWD
Group English:
https://www.facebook.com/groups/nguyendang.net.vn
Fanpage Vietnamese:
https://www.facebook.com/NguyenDangVietNam/
Group Vietnamese:
https://www.facebook.com/groups/thutuchaiquanvietnam
Twitter: https://twitter.com/NguyenDangLog
Youtube: http://www.youtube.com/c/NguyênĐăngViệtNam