Container COC và container SOC: Sự khác biệt giữa container shipper sở hữu và container hãng tàu sở hữu

Container COC và container SOC
Shipper owned container (SOC) và Carrier Owned Container (COC) – Trong 65 năm qua, container đã phát triển từ một chiếc hộp kim loại chứa hàng hóa đơn thuần trở thành smart container có khả năng được theo dõi ở mọi nơi trên thế giới với nhiều kích cỡ và chủng loại khác nhau.
Theo Alphaliner, 100 hãng tàu container hàng đầu trên thế giới hiện đang vận hành ước tính 24,44 triệu TEU trên toàn thế giới bằng 5.460+ tàu containers và con số vẫn đang tiếp tục tăng lên. Trong số 24,44 triệu TEU đó, có tới 11,39 triệu TEUs thuộc sở hữu của các hãng tàu lớn như Maersk, MSC, CMA-CGM… Trong số 100 hãng tàu container này, Maersk sở hữu lượng TEU nhiều nhất với 2,36 triệu TEUs và China United Lines sở hữu lượng TEUs ít nhất với 599 TEU (China United Lines) Bên cạnh việc sở hữu, 100 hãng tàu này cũng xử lý / vận hành tổng cộng 13,05 triệu TEUs được thuê lại từ các công ty cho thuê khác nhau như CAI, Cronos, Triton. Trong số 100 hãng tàu container này, MSC khai thác đội container thuê lớn nhất với 2,83 triệu TEUs và Dalian Trawind khai thác đội container thuê nhỏ nhất với 345 TEUs
Dù sở hữu hay thuê, các container do các hãng tàu sử dụng đều được gọi là Carrier Owned Container (thường gọi là contaner COC) hoặc Line Owned Container (Viết tắt LOC). Thuật ngữ COC không được sử dụng nhiều, nhưng trong phần lớn các lô hàng, container được sử dụng của khách hàng là COC. Có phải tất cả các container trên thế giới tất cả đều là COC? Dĩ nhiên là không! Bên cạnh COC còn có một loại container được sở hữu bởi shipper là Shipper Owned Container (thường gọi là container SOC). Dưới đây Nguyên Đăng sẽ chỉ ra sự khác biệt giữa hai loại container này: XEM THÊM: TOP 10 HÃNG TÀU LỚN NHẤT THẾ GIỚI

Tại sao Shipper lại muốn sở hữu container?

Chắc sẽ có một số bạn sẽ có một câu hỏi: Vậy tại sao một số shipper lại muốn sở hữu container? Trong khi carrier có sẵn rất nhiều container? Hơn nữa, giá thành của mỗi container cũng không hề rẻ.
  • 1 container 20 ′ tiêu chuẩn có giá từ $3000 – $4000
  • 1 container 40 ′ có thể có giá từ $6000 – $8000
Có nhiều lý do để chi một khoản lớn nhằm sở hữu container của riêng mình. Với mỗi shiper thì lý do đó lại khác nhau Với hãng vận chuyển, một BCO (Beneficial Cargo Owner hay direct exporter), freight forwarder, hay NVOCC họ đều xem là shipper. Direct Exporter (BCO) hoặc shipper có thể sở hữu một hoặc nhiều container, nhưng nhìn chung là thường dùng trong các lô hàng dự án Ví dụ: giả sử một nhà xuất khẩu tại Israel có đơn đặt hàng vận chuyển trang thiết bị để thiết lập một nhà máy điện gió hoặc một mỏ khoáng sản ở Côn Đảo, Việt Nam Do vị trí địa lý không thuận lợi, nếu rút hàng ra khỏi container tại Côn Đảo, người nhận hàng có thể không có không gian hoặc phương tiện để lưu trữ hàng hóa mà buộc phải sử dụng chính container vận chuyển làm nơi lưu trữ.
Trong trường hợp này, nếu shipper dùng container COC, thì hãng vận tải sẽ tính cho người nhận phí DEM hoặc DET vì đã giữ container quá thời gian Free Time cho phép. Thời gian càng lâu thì chi phí càng lớn.
Hãy thử một phép tính: Giả sử carrier tính phí DEM là $ 45 / ngày / container 20′ GP Sau 100 ngày, người nhận hàng có thể phải trả tới $ 4,500 / 20 ′ phí DEM cho carrier Một cái giá quá đắt trong khi họ có thể mua một container mới với giá từ $ 3,000 – 4,000 / 20 ′ hoặc container đã qua sử dụng với giá thấp hơn nhiều Rõ ràng là cách này mang lại hiệu quả kinh tế hơn nếu shipper biết chắc rằng hàng hóa sẽ cần được lưu trữ trong thời gian dài. Mua lại một container lại là giải pháp tiết kiệm chi phí hơn so với việc chi trả DEM, DET cho mỗi container của hãng vận chuyển Ngoài lưu trữ hàng hóa, trong nhiều dự án, sau khi dỡ hàng, một container có thể được chuyển thành văn phòng công trường hoặc nơi ở cho một số nhân viên tại chỗ.

Một NVOCC cũng có thể sở hữu và vận hành các container của riêng họ. Nếu quy mô kinh doanh đủ lớn, việc sở hữu nhiều container sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn nhiều

NVOCC có thể gọi là hãng tàu. Tuy nhiên, container thuộc sở hữu của NVOCC vẫn là container SOC. Bởi vì đối với một hãng vận chuyển, bất kỳ container nào không thuộc đội tàu sở hữu, điều hành hoặc thuê đều được coi là SOC

Những ai dử dụng shipper owned container (SOC)

Như đã đề cập ở trên, rất nhiều container SOC được sử dụng bởi các nhà cung cấp dịch vụ logistics cho các dự án, quản lý dự án hoặc các công ty kỹ thuật lớn Tuy nhiên, tác động của COVID 19 đối với thương mại toàn cầu, hậu quả là tắc nghẽn cảng và khủng hoảng space đã buộc thị trường container phải thích nghi. Các BCO lớn và nhiều forwarder phải mua container và thuê tàu charter để vận chuyển hàng hóa của mình. Các nguồn thạo tin cho biết các BCO như Walmart, Home Depot đã thuê tàu để tự xử lý các lô hàng của mình thay vì phải phụ thuộc vào các hãng tàu và tránh được giá cước vận chuyển cắt cổ. Ikea gần đây đã trở thành BCO mới nhất xác nhận rằng họ cũng sẽ bắt đầu tự vận chuyển hàng hóa trên các container của chính mình bằng tàu thuê.

Tôi có thể phân biệt được shipper owned container (SOC) và Carrier Owned Container (COC) hay không?

Dĩ nhiên là có! Trên mỗi container vận chuyển, có sự khác biệt rõ ràng về ký hiệu trên một container giúp ta nhận biết nó thuộc sở hữu của người gửi hàng hay thuộc sở hữu của người vận chuyển. Một container COC sẽ có tất cả các ký hiệu và thông số được quy định chặt chẽ liên quan đến ISO và BIC Shipper có thể mua container của họ từ hãng vận tải, công ty chuyển đổi container (container conversion company)  hoặc công ty cho thuê (leasing company) Điều này có nghĩa là một container COC có thể trở thành một container SOC Nếu shipper  mua một container từ một carrier, thì shipper phải thay thế các đề can trên container ban đầu, đặc biệt là số hiệu container
  • Tiền tố – từ HLXU thành NONE
  • Check digit – từ 9 thành 6
như trong ví dụ dưới đây
Container COC và container SOC
Container COC và container SOC
Thay đổi này là bắt buộc vì quyền sở hữu của container đã thay đổi và do đó nó không thể có cùng số hiệu và logo như chủ sở hữu ban đầu Sau khi bán, hãng vận tải cũng sẽ hủy đăng ký (loại biên) container đó khỏi đội tàu của họ. Vì vậy, nếu bạn đang tìm mua một container hoặc vận chuyển một container SOC, hãy nhớ điều này

Tôi có nên cở hữu một vài SOC hay không?

Cho tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có giải pháp nào thực sự triệt để cho các cuộc khủng hoảng đơn, kép, triple hiện tại. Thị trường vận chuyển container được dự đoán vẫn tiếp tục chìm trong khủng hoảng công suất này cho tới hết nửa năm đầu 2022. Rất có thể nhiều hơn và nhiều chủ hàng hơn sẽ đi theo lộ trình của Walmart, Home Depot và Ikea trong việc thuê tàu và vận hành các SOC. Mặc dù sở hữu SOC, khách hàng vẫn phải dùng dịch vụ của các hãng vận chuyển hiện hành để vận chuyển container của họ. Một số hãng tàu đang khuyến khích shipper sở hữu container SOC, điều này sẽ giải quyết được tình trạng thiếu container, mất cân bằng container hoặc tắc nghẽn tại các quốc gia khác nhau trên thế giới. Công ty của bạn có đang sở hữu một vài container SOC không? hãy chia sẻ cho Nguyên Đăng và các bạn đọc khác cùng biết nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.