Tiêu chí xuất xứ CTC và RVC

Tiêu chí xuất xứ CTC và RVC

Tiêu chí xuất xứ CTC và RVC – Để được cấp giấy chứng nhận xút xứ (C/O), trong bộ hồ sơ chúng ta cần Bảng giải trình tiêu chí xuất xứ hàng hóa. Trong đó, xác định xem tiêu chí xuất xứ nào được sử dụng thì mới đủ điều kiện cấp CO.

Hôm nay, các bạn hãy cùng Nguyên Đăng tìm hiểu 2 trong những tiêu chí phổ biến nhất, tiêu chí CTC và RVC nhé!

Tiêu chí CTC là gì

CTC là tiêu chí xuất xứ ngày càng trở nên phổ biến trong các FTA, là sự thay đổi về mã số HS của hàng hóa ở cấp 2 số, 4 số hoặc 6 số so với mã HS của nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ (bao gồm nguyên liệu nhập khẩu và nguyên liệu không xác định được xuất xứ) dùng để sản xuất ra hàng hóa đó.

Cấp độ chuyển đổi

  1. Chuyển đổi chương (CC) là cấp độ chặt nhất của CTC.

Trường hợp này nghĩa là tất cả các nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm phải trải qua sự chuyển đổi mã HS ở cấp độ chương (2 số); là sự chuyển đổi bất kì từ 1 chương đến chương khác của Biểu Thuế

  1. Chuyển đổi nhóm (CTH) là cấp độ vừa phải.

Trường hợp này nghĩa là tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm phải trải qua sự chuyển đổi mã số HS ở cấp độ nhóm (4 số); là sự chuyển đổi bất kỳ từ 1 nhóm đến 1 nhóm khác của Biểu thuế.

  1. Chuyển đổi phân nhóm (CTSH) là cấp độ lỏng nhất của CTC.

Trường hợp này nghĩa là tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm phải trải qua sự chuyển đổi mã số HS ở cấp độ Phân Nhóm (6 số); là sự chuyển đổi bất kỳ từ 1 phân Nhóm đến 1 phân Nhóm khác của Biểu thuế.

CTC chỉ áp dụng đối với nguyên liệu không có xuất xứ, áp dụng cho công đoạn sản xuất hàng hóa cuối cùng để hợp nhất các nguyên liệu không có xuất xứ.

Tiêu chí RVC là gì

RVC – Regional Value Content có thể hiểu là hàm lượng giá trị khu vực FTA, là một mức mà hàng hóa phải đạt được đủ để coi là có xuất xứ. Mức này có thể khác nhau tùy vào từng FTA, tùy vào mặt hàng cụ thể.

Tiêu chí xem xét này phải căn cứ vào từng điều kiện FTA và quy tắc cụ thể khác nhau. Mức phổ biến trong hầu hết các FTA trên toàn cầu là 40%. Đối với AIFTA là 35%, vói AKFTA có quy tắc chung là RVC 40% hoặc CTH những có một số sản phẩm thuộc dòng như 1605.10 (Cua), 1605.20 (tôm Shrimp và tôm Pandan) có tiêu chí RVC 35%; 8708.40 (các bộ phận của hộp số xe) có tiêu chí RVC 45%.

Khi hàng hóa không đáp ứng được quy tắc xuất xứ thuần túy. Nếu sản phẩm đáp ứng được hàm lượng giá trị khu vực thì có thể coi là có xuất xứ và được hưởng ưu đãi thuế.

Mỗi hiệp định thương mại khác nhau sẽ có công thức tính hàm lượng gái trị khu vực khác nhau nhưng đều có 2 cách tính. Hầu hết các FTA hướng tới yếu tố thuận lợi hóa thương mại và cho phép nhà sản xuất, người xuất khẩu tính RVC theo một trong 2 cách sau:

Cách tính trực tiếp:

RVC = [(Chi phí nguyên vật liệu AFTA + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí phân bổ trực tiếp + Lợi nhuận)/ Trị giá FOB] * 100%

Cách tính gián tiếp:

RVC = [( Trị giá FOB – Trị giá của nguyên vật liệu, phụ tùng hoặc hàng hóa không có xuất xứ)/ Trị giá FOB] * 100%

Qua bài viết của Nguyên Đăng bạn đã hiểu rõ về Tiêu chí xuất xứ CTC và RVC rồi chứ? Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng gửi về Fanpage của Nguyên Đăng để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí bởi đội ngũ chứng từ giàu kinh nghiệm nhé!

Bạn muốn tìm Forwarder? Bạn muốn làm giấy chứng nhận xuất xứ? Liên Hệ Nguyên Đăng ngay!


Công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam
Địa chỉ: Room 302, No 1, 329 alley, Cau Giay Street, Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Website: https://nguyendang.net.vn/
TEL: +84-24 7777 8468
Email: ovs.group@nguyendang.net.vn
Member of networks: WWPC, GLA, FIATA, VLA
Facebook: https://www.facebook.com/NguyenDangVietNam/
Twitter: https://twitter.com/NguyenDangLog
Youtube: http://www.youtube.com/c/NguyênĐăngViệtNam
Flickr: https://www.flickr.com/people/157240348@N02/

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.