SEAWAY BILL (SWB)- GIẤY GỬI HÀNG ĐƯỜNG BIỂN

SEAWAY BILL (SWB)- GIẤY GỬI HÀNG ĐƯỜNG BIỂN

Seaway Bill (SWB) hay giấy gửi hàng đường biển là loại chứng từ được tao ra với mục đích giải phóng hàng ngay lập tức cho consignee tại đầu nhập. Hôm nay hãy cùng Nguyên Đăng Việt Nam khám phá Seaway Bill này cũng như các trường hợp nên sử dụng nó nhé!

Seaway Bill hay giấy gửi hàng đường biển là Gì?

Về bản chất, Seaway Bill (SWB) hay chính xác hơn là Sea WayBill (với 2 chữ WayBill viết liền) là một chứng từ vận tải mà hãng tàu phát hành cho shipper sau khi người này hoàn thành việc giao hàng. Hình thức của SWB tương tự B/L nhưng chức năng và giá trị hoàn toàn khác nhau

Seaway Bill khác Bill of Lading như thế nào?

Một vận đơn đường biển bắt buộc phải có 3 giá trị như sau:

  1. Chứng từ sở hữu hàng hóa (document of title)
  2. Bằng chứng của hợp đồng thuê tàu
  3. Biên nhận giao hàng

Ta có thể miễn cưỡng gọi Seaway Bill là một loại “vận đơn”. Tuy nhiên, vì mục đích sinh ra ban đầu của nó, SWB lại không có chức năng của một chứng từ sở hữu hàng hóa (document of title)

Vậy nên ta có những điểm khác biệt cơ bản:

  • Seaway Bill không có chức năng chuyển nhượng như 1 tài sản. Vì trên SWB có dấu: NON-NEGOTIABLE
  • B/L ghi rõ điều kiện giao hàng (INCOTERMS) nhưng seaway Bill để trống hoặc ghi chú lưu ý khi sử dụng.
  • Seaway Bill được gửi theo tàu còn B/L thì không.
  • Với Seaway Bill, hàng được giải phóng ngay khi tàu cập cảng con B/L thì không
  • Với SWB chỉ cần 1 bản, trong khi B/L thường cần tối thiểu 3 bản gốc

Giá trị của SWB

Một SWB có thể là một file mềm (scan PDF) hoặc file cứng in ra giấy tương tự như B/L kèm con dấu Non-Negotiable (không thể mua bán, chuyển nhượng). Sử dụng SWB chỉ là một phương thức giải phóng hàng thông qua hệ thống mạng nội bộ website của hãng tàu hoặc forwarder

Trên SWB ghi đích danh tên CNEE là người nhập khẩu, người nhập khẩu không cần sự xác nhận/uỷ quyền của ngân hàng cũng như không cần bộ chứng từ gốc mà ngân hàng đang giữ vẫn có thể lấy được hàng

Ngân hàng không thể khống chế việc người nhập khẩu lấy hàng dù chưa ký quỹ đủ 100% để mở L/C. Với rủi ro lớn mức độ này, các ngân hàng thường sẽ không chấp nhận Sea Way Bill.

Seaway Bill có phải là Surrendered Bill?

Câu trả lời là KHÔNG!

Khi tàu cập cảng, hãng tàu sẽ Giải phóng hàng ngay lập tức cho CNEE mà không cần thông qua shipper. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa Surrendered Bill và SeawayBill

  • Nếu đã phát hành Bill gốc có thể yêu cầu surrender Bill gốc đó. Không thể dùng Sea Way Bill.
  • Nếu hãng tàu chưa phát hành Bill gốc, ta có thể chọn dùng giữa B/L, Surrendered B/L hay Sea Way Bill.

Tại sao lại cần Seaway Bill?

Seaway Bill ra đời nhằm giải quyết những vấn đề mà Bill gốc không thể thỏa mãn:

  • Những con tàu với công nghệ mới chạy ngày càng nhanh hơn, đối với những cung đường vận chuyển ngắn, hàng thường cập cảng đích nhanh hơn bộ chứng từ gốc. Seaway Bill giúp giải phóng hàng nhanh nhất mà không cần chờ đợi bộ chứng từ gốc (điều sẽ gây phát sinh chi phí)
  • Những công nghệ mới ra đời trong việc truyền thông tin khiến B/L không thực sự giúp ích.
  • Đối với những lô hàng càng giải phóng hàng càng sớm càng tốt, Seaway Bill thậm chí còn tối ưu hơn cả Surrendered Bill.
  • Tránh trường hợp Bill bị thất lạc, hư hại, đánh cắp.
  • Cắt giảm chi phí phát hành vận đơn gốc và chuyển phát bộ chứng từ gốc

Các trường Hợp nên cân nhắc dùng SWB

Các lý do bất khả kháng

  • Trong các lô hàng có thời gian vận chuyển ngắn hơn thời gian chuyển phát nhanh Bill gốc.
  • CNEE muốn lấy hàng ngay lập tức để kinh doanh buôn bán

Shipper không cần khống chế hàng hóa tại cảng đích

  • Công ty mẹ – công ty con
  • Agent logistics cùng network có coverage cao
  • Đối tác lớn, nhiều năm cộng tác, có nguồn lực mạnh mẽ
  • Lô hàng CNEE đã thanh toán đầy đủ cho shipper
  • Các forwarder và consolidator trong nội bộ công ty xuyên quốc gia.
  • Hàng phi mậu dịch : hàng mẫu, cho tặng, triển lãm,…
  • Các đơn hàng có giá trị thấp

Không muốn vận đơn có giá trị chuyển nhượng

  • Vì SWB không có giá trị chuyển nhượng, mua bán, cầm cố

Đối với những đối tác làm ăn mới, KHÔNG NÊN SỬ DỤNG SEAWAY Bill nếu bên mua chưa thanh toán đầy đủ tiền

Quy Trình Cấp Seaway Bill

  1. Đặt book, làm thủ tục thông quan
  2. Gửi SI (Shipping instruction) hay còn gọi là hướng dẫn làm hàng cho hãng tàu để làm Bill Draft kèm yêu cầu làm Seaway Bill
  3. Hãng tàu gửi Draft Bill
  4. Xác nhận thông tin Draft Bill
  5. Vận chuyển
  6. Hàng cập cảng đích, Hãng tàu gửi thông báo hàng đến cho CNEE
  7. Người nhận hàng đem giấy giới thiệu của Consignee để nhận hàng

Ưu Điểm và Nhược Điểm

Ưu điểm

  • CNEE có thể nhận hàng ngay, không cần Bill gốc
  • SWB không phải là chứng từ sở hữu hàng hoá, do đó không nhất thiết phải gửi bản gốc ngay cho CNEE ở đầu nhập
  • Thời gian giải phóng hàng nhanh
  • Seaway Bill là Bill đích danh nên dễ quản lý
  • Shipper có thể không cẩn gởi seaway Bill cho CNEE nên tiết kiện chi phí chuyển phát
  • Tránh các loại phí tiềm tàng khi chậm chuyển phát bộ chứng từ gốc như DEM/DET
  • SWB chỉ cần 1 bản gốc, so với 3 bản khi dùng B/L thường thì tiết kiệm hơn nhiều

Nhược điểm

  • Một số hãng tàu yêu cầu đóng phí SWB
  • Không thể giữ hàng chờ thanh toán… do đó cần thanh toán đầy đủ trước, do đó chỉ dùng được khi shipper và CNEE có mối quan hệ mật thiết
  • Hiện tại một số quốc gia tại Trung Đông và Nam Á chưa công nhận SWB
  • Một số hãng tàu không áp dụng
  • Khó khăn nhất định trong thủ tục thông quan và thanh toán

Seaway Bill thực sự tiện lợi những ưu điểm của nó. Tuy nhiên, trong thương mại quốc tế không hiếm các trường hợp lừa đảo. Khi tiến đến giai đoạn giao hàng, chỉ nên sử dụng SWB với những đối tác đáng tin cậy trong các trường hợp như chúng tôi đã khuyến cáo nói trên

Bạn có lô hàng Xuất nhập khẩu và đang phân vân có nên dùng SWB hay không? Liên Hệ Nguyên Đăng ngay để được tư vấn hoàn toàn miễn phí!

Leave a Reply

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.