Phụ phí LSS – Phụ phí phát thải lưu huỳnh là gì? Tại sao lại thu LSS?

Phụ phí LSS - Phụ phí phát thải lưu huỳnh là gì? Tại sao lại thu LSS?

Phụ phí phát thải lưu huỳnh LSS – Khi vận chuyển đường biển, bạn có thể được Forwarder hoặc các hãng tàu báo giá bao gồm phụ phí LSS. Vậy LSS là gì? tại sao bạn lại phải chi cho khoản đó? Hãy cùng Nguyên Đăng tìm hiểu thông qua bài viết hôm nay

Phụ phí phát thải lưu huỳnh là gì?

Phụ phí phát thải lưu huỳnh hay phụ phí LSS là khoản phụ phí mà các hãng tàu thu để trang trải các chi phí liên quan đến việc sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp hoặc trang bị hệ thống lọc khí thải phù hợp với quy định của IMO ( IMO 2020 Sulphur Cap regulation)

Các hình thức thu và Mức thu

 Các hãng tàu có hai hình thức thu LSS đó là thu riêng hoặc gộp chung với cước biển (ocean freight) với mức:
  • 25-35 USD/container 20’ hàng khô
  • 50-70 USD/container 40’ hàng khô
  • >70$ đối với các lô hàng đặc biệt như hàng lanh, OOG,…

Tại sao lại thu phụ phí này?

Hiện nay, hầu hết các tàu container thương mại hiện đại đều chạy bằng nhiên liệu hóa thạch như
  • MGO (Marine gas oil)
  • MDO (Marine diesel oil)
  • IFO (Intermediate fuel oil)
  • MFO (Marine fuel oil)
  • HFO (Heavy fuel oil) gọi chung là nhiên liệu hầm.
Các loại nhiên liệu này đều chứa hàm lượng lưu huỳnh cao. Khi động cơ tàu đốt cháy nhiện liệu, lưu huỳnh trong hỗn hợp phát thải dưới dạng khí và gây hại cho môi trường.
Để bảo vệ môi trường, Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) đã ban hành các quy định về Ngăn ngừa ô nhiễm không khí (Phụ lục VI) nhằm kiểm soát khí thải trong không khí từ tàu như:
  • Ôxít lưu huỳnh (SOx)
  • Ôxít nitơ (NOx)
  • Các chất làm suy giảm tầng ôzôn (ODS)
  • Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC)
  • Khí thiêu hủy rác trên tàu
Những khí này góp phần làm ô nhiễm không khí không chỉ tại địa phương mà còn ảnh hưởng ở mức độ toàn cầu, ảnh hưởng tới sức khỏe con người và các vấn đề môi trường.
Đã đến lúc hành động….
Vào tháng 4 năm 2018, hơn 100 quốc gia thành viên đã họp tại trụ sở IMO của Liên hợp quốc ở London và thông qua chiến lược ban đầu về giảm ít nhất 50% phát thải khí nhà kính từ tàu vào năm 2050 so với năm 2008.
Để đạt được điều này, giới hạn hàm lượng lưu huỳnh trong dầu nhiên liệu của tàu đươc điều chỉnh xuống mức  3,50% m / m (mass by mass) kể từ 1/1/2020
Ngoài ra, IMO còn ứng dụng một số phương pháp mà qua đó tàu có thể đáp ứng các tiêu chuẩn phát thải lưu huỳnh thấp hơn đó là:
Các tàu có thể đáp ứng yêu cầu giảm lượng lưu huỳnh băng cách sử dụng dầu nhiên liệu với lưu huỳnh thấp (low-sulphur compliant fuel oil). Ngày càng có nhiều tàu sử dụng khí đốt làm nhiên liệu vì khi đốt cháy, nó phát thải oxit lưu huỳnh không đáng kể.
Điều này đã được IMO ứng dụng trong việc phát triển Bộ luật quốc tế về tàu sử dụng khí và nhiên liệu có điểm chớp cháy thấp (Low Flashpoint Fuels) khác – Bộ luật IGF, được thông qua vào năm 2015. Một loại nhiên liệu thay thế khác là metanol đang được sử dụng trên một số tuyến đường biển ngắn.
Ngoài việc dùng nguyên liệu mới, các con tàu cũng có thể đáp ứng các yêu cầu về phát thải SOx bằng cách sử dụng các phương pháp tương đương đã được chấp thuận. Chẳng hạn như trang bị hệ thống làm sạch khí thải hoặc “máy lọc scrubbers” để “làm sạch” khí thải trước khi chúng thải vào khí quyển. Trong trường hợp này, sự lựa chọn thay thế này phải được Cơ quan quản lý tàu (của quốc gia treo cờ) chấp thuận.
Dĩ nhiên, những phương pháp này này sẽ dẫn đến các chi phí cho việc sử dụng nhiên liệu mới (thường đắt hơn) và chi phí trang bị các thiết bị lọc tốt hơn cho các tàu.
Hơn 90% đội tàu toàn cầu bắt đầu sử dụng nhiên liệu phù hợp vào thời điểm các quy tắc về phát thải lưu huỳnh có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2020 hoặc sẽ đàu tư vào các dây chuyền lọc khí thải. Cho tới nay, Gần như 100% tàu container trên toàn thế giới đã áp dụng những phương pháp này
Để bù đắp cho các biện pháp trên, các hãng tàu hoặc sẽ điều chỉnh phụ phí nhiên liệu hiện có, hoặc tạo ra loại phụ phí mới (tên gọi và hình thức tùy thuộc vào hãng tàu) chẳng hạn như LSS. Các phụ phí này có thể thay đổi tùy theo các tuyến vận chuyển.

Phụ phí phát thải lưu huỳnh là khoản phụ phí mà các hãng tàu thu để trang trải các chi phí liên quan đến việc sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp hoặc trang bị hệ thống lọc khí thải phù hợp với quy định của IMO ( IMO 2020 Sulphur Cap regulation)

Mặc dù mục đích giống nhau, mỗi hãng tàu khác nhau đã gọi nó bằng các tên khác như: Low Sulphur Surcharge (LSS), Green Fuel Surcharge (GFS), Emission Control Area Surcharge (ECA), Low Sulphur Fuel Surcharge (LSF) mới từng mức thu khác nhau.
Thế là các bạn đã biết rõ thêm về một đầu phụ phí rồi đấy! Hãy cho Nguyên Đăng biết hãng tàu của các bạn thu phụ phí phát thải  lưu huỳnh như thế nào và bao nhiêu dưới comment nhé!
Bạn muốn vận chuyển hàng lẻ? hàng container? Liên Hệ Nguyên Đăng ngay!
Tư vấn miễn phí – Báo Giá nhanh – Cước cạnh tranh

——————————————

Nguyen Dang Viet Nam Co., Ltd – First Class Freight Forwarder in Vietnam
Address: Room 401, No 1, 329 alleys, Cau Giay Street, Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Website: https://nguyendang.net.vn/
TEL: +84-24 7777 8468
Email: ovs.group@nguyendang.net.vn
Member of networks: WWPC, GLA, FIATA, VLA
Fanpage English:
https://www.facebook.com/VietnamfreightFWD
Group English:
https://www.facebook.com/groups/nguyendang.net.vn
Fanpage Vietnamese:
https://www.facebook.com/NguyenDangVietNam/
Group Vietnamese:
https://www.facebook.com/groups/thutuchaiquanvietnam
Twitter: https://twitter.com/NguyenDangLog
Youtube: http://www.youtube.com/c/NguyênĐăngViệtNam

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.