So sánh Master Bill (MBL) và House Bill (HBL)

So sánh Master Bill (MBL) và House Bill (HBL)

Trong vận chuyển hàng hoá đường biển, vận đơn được chia ra Master và House. Việc phân chia này là do đặc thù ngành vận tải có nhiều đơn vị tham gia, có nhiều công ty trung gian làm dịch vụ vận chuyển.

Trong bài viết này, Nguyên Đăng sẽ giúp bạn phân biệt được chính xác MBL, HBL cũng như ưu, nhược điểm của chúng!

Master Bill (MBL) là gì?

Master bill là những loại vận đơn chủ do người sở hữu phương tiện vận chuyển (hãng tàu, hãng máy bay) cấp cho người đứng tên trên bill với tư cách là chủ hàng (Shipper).

Hình thức nhận diện Master Bill (MBL) là trên vận đơn có thông tin hãng tàu như Logo, tên công ty, số điện thoại, văn phòng hãng tàu.

Có 2 cách để bạn đặt booking cho một lô hàng xuất khẩu là: Liên hệ trực tiếp hãng tàu, hoặc liên hệ qua đại lý (Forwarder) là bên trung gian để booking cho bạn.

– Khi bạn liên hệ trực tiếp hãng tàu: Việc liên hệ trực tiếp hãng tàu bạn sẽ đóng mọi chi phí cho hãng tàu như cước tàu, phí Local Charge…

– Khi bạn liên hệ qua đại lý (Forwarder): Bạn trả mọi chi phí cho Forwarder, nhưng bạn không muốn lấy vậy đơn House Bill từ Forwarder mà muốn lấy vận đơn từ hãng tàu (Master Bill). Thì lúc này bạn (Shipper) vẫn được đứng tên trên Bill do hãng tàu cấp và mọi chi phí bạn trả cho Forwarder, sau đó Forwarder sẽ trả lại hãng tàu sau khi có một phần lợi nhuận từ việc liên hệ đặt booking cho bạn.

Vì lý do bạn có thể book tàu từ hãng tàu và công ty forwarder cũng có quyền book tàu từ hãng tàu. Do đó trên Master Bill xảy ra 2 trường hợp về người đứng tên trong ô Shipper và Consignee

– Shipper: Là người thực tế xuất khẩu (real shipper), hoặc là bên trung gian (Forwarder).

– Consignee: Là người nhập khẩu thực tế (real consignee), hoặc là đại lý của forwarder tại cảng đến (Forwarding Agent).

Việc xảy ra 2 trường hợp này nên phát sinh ra loại House Bill. Khi Shipper là Forwarder và Consignee là Forwarding Agent.

House Bill (HBL) là gì?

House Bill là những loại vận đơn thứ cấp do forwarder phát hành cho Shipper là người xuất hàng thực tế (real shipper) và người nhận hàng thực tế (real consignee).

Những loại vận đơn do hãng tàu phát hành như Bill Gốc (Original Bill), Telex Release (Surrendered bill) hay Express release (Seaway bill) thì Forwarder vẫn có quyền phát hành những bill này. Tuy nhiên về pháp luật sẽ có quyền và trách nhiệm khác nhau.

Như vậy về hình thức House Bill không khác lắm so với Master Bill. Cách nhận diện House Bill là bill này do công ty trung gian (Forwarder) phát hành và có in hình logo của Forwarder, tên công ty, số điện thoại, văn phòng của công ty Forwarder.

Trên thế giới có rất nhiều Forwarder lớn, chuyên nghiệp như DHL, UPS, FREDX, Kuehne + Nagel (K+N), Schenker , Panalpina, Expeditors…Họ tham gia vào quá trình vận chuyển đa phương thức.

So sánh Master Bill (MBL) và House Bill (HBL)

Giống nhau

MBL và HBL đều là những loại vận đơn có hình thức và tác dụng giống nhau. Đều có thể làm được Bill gốc (Original Bill) và Surrender Bill, Seaway bill…

Khác nhau

Đặc tính Master Bill (MBL) House Bill (HBL)
Đối tượng phát hành Người gửi hàng thực tế hoặc công ty Forwarder Người gửi hàng thực tế
Fix Khó chỉnh sửa Dễ chỉnh sửa (hình thức cá nhân phát hành)
Rủi ro Có rủi ro nhưng tỉ lệ tổn thất thấp hơn Rủi ro cao hơn, và tùy theo trách nhiệm của công ty Forwarder
Chịu tác động của quy tắc Hague, Hamburg,… Không
Hình thức Logo, tên công ty, số điện thoại, văn phòng của công ty hãng tàu. Logo, tên công ty, số điện thoại, văn phòng của công ty Forwarder.
Nơi nhận hàng Cảng đến (Port) Thường là kho bãi của công ty Forwarder

Ví dụ về Master Bill (MBL) và House Bill (HBL)

Xem xét trường hợp sau:

A: Nhà xuất khẩu (người gửi hàng thực tế)

B: Nhà nhập khẩu (người nhận hàng thực tế)

C: Đại lý Forwarder đầu xuất khẩu

C’: Đại lý Forwarder đầu nhập khẩu

A và B thương lượng mua bán hàng hóa xuất khẩu từ cảng Cát Lái sang cảng Thượng Hải. Shipper A thuê công ty C vận chuyển hàng hóa, C liên hệ book tàu. Xem xét trường hợp: A không cần Bill gốc từ hãng tàu.

Hãng tàu sẽ phát hành MBL cho công ty C, với thông tin Shipper: C và Consignee: C’ và thông tin lô hàng. Khi tàu chạy, C phát hành HBL cho A, với thông tin Shipper: A và Consignee: B và thông tin lô hàng.

Khi hàng đến cảng Thượng Hải thì hãng tàu tại đây sẽ gửi Thông báo hàng đến cho người nhận hàng tại ô Consignee: C’ trên Bill ra nhận hàng.

Sau đó, C’ sẽ liên hệ với B để mang hàng đến điểm đích cho khách hàng.

Trên đây là bài viết giới thiệu về Master Bill, House Bill và so sánh sự giống và khác nhau giữa hai Bill của Nguyên Đăng. Cảm ơn các bạn đã đọc!

Để tìm hiểu thêm về các loại Bill, mời các bạn xem bài viết Vận đơn là gì? Bill of Lading (B/L) là gì?

——————————————
Nguyen Dang Viet Nam Co., ltd
Address: Room 401, No 1, 329 alley, Cau Giay Street, Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Website: https://nguyendang.net.vn/
TEL: +84-24 7777 8468
Email: ovs.group@nguyendang.net.vn
Member of networks: WWPC, GLA, FIATA, VLA
Facebook: https://www.facebook.com/NguyenDangVietNam/
Twitter: https://twitter.com/NguyenDangLog
Youtube: http://www.youtube.com/c/NguyenDangVietNam

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.