Kiểm dịch động vật là gì?
Kiểm dịch động vật là việc trích mẫu để tiến hành xét nghiệm, phân tích nhằm kiểm tra xem động vật, hoặc các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật đó có đạt tiêu chuẩn hay không. Việc kiểm dịch vai trò phát hiện, kiểm soát, ngăn ngừa các đối tượng bị nhiễm dịch bệnh không xâm nhập vào Việt Nam.
Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn xuất khẩu
Trước khi xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật
- Chủ hàng phải đăng ký kiểm dịch với Cơ quan thú y vùng, Chi cục Kiểm dịch động vật vùng thuộc Cục thú y hoặc cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu.
- Đơn đăng ký kiểm dịch theo Mẫu 2 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 35/2018/TT-BNNPTNT
- Hình thức gửi hồ sơ: Qua đường bưu điện hoặc gửi qua thư điện tử, fax sau đó gửi bản chính hoặc trực tiếp.
Nội dung kiểm dịch
Hồ sơ bao gồm:
– Đơn đăng ký kiểm dịch;
– Yêu cầu vệ sinh thú y của nước nhập khẩu hoặc chủ hàng (nếu có);
– Mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu (nếu có).
Trình tự thực hiện
Tổ chức, cá nhân khi xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch nộp hồ sơ đăng ký kiểm dịch
Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Thú y quyết định và thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm dịch về địa điểm, thời gian kiểm dịch;
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày bắt đầu kiểm dịch, nếu đáp ứng yêu cầu kiểm dịch, Cục Thú y cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch; trường hợp kéo dài hơn 05 ngày làm việc hoặc không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch phải thông báo, trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
*Trường hợp đặc biệt
- Trường hợp nước nhập khẩu không yêu cầu kiểm dịch thì thực hiện theo quy định tại Điều 39 của Luật Thú y
- Trường hợp nước nhập khẩu hoặc chủ hàng không có yêu cầu kiểm dịch: Chủ hàng phải thực hiện việc kiểm dịch vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh
Kiểm dịch động vật nhập khẩu
Trước khi nhập khẩu động vật
Chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch tới Cục Thú y theo một trong các hình thức: Cổng thông tin một cửa quốc gia, dịch vụ bưu chính công ích hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi bản chính hoặc gửi trực tiếp.
Hồ sơ đăng ký bao gồm:
– Văn bản đề nghị hướng dẫn kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu của tổ chức, cá nhân;
– Đối với động vật, sản phẩm động vật thuộc đối tượng quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan khác, phải nộp văn bản hoặc giấy phép theo quy định.
Hồ sơ khai báo u bao gồm:
– Đơn khai báo kiểm dịch;
– Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu.
Văn bản đề nghị theo Mẫu 19 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 35/2018/TT-BNNPTNT
Khai báo kiểm dịch
Sau khi Cục Thú y có văn bản đồng ý và hướng dẫn kiểm dịch, trước khi hàng đến cửa khẩu nhập, chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ khai báo kiểm dịch tới cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu theo một trong các hình thức: qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua thư điện tử, fax sau đó gửi bản chính hoặc gửi trực tiếp;
Hồ sơ khai báo kiểm dịch được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật thú y. Đơn khai báo kiểm dịch theo Mẫu 3 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 35/2018/TT-BNNPTNT.”
Nội dung kiểm dịch
Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 47 của Luật thú y;
Lấy mẫu xét nghiệm bệnh theo quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư 35/2018/TT-BNNPTNT
Chuẩn bị nơi cách ly kiểm dịch động vật:
Chủ hàng có trách nhiệm bố trí địa điểm cách ly kiểm dịch;
Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu, Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y có trách nhiệm kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y bảo đảm để cách ly kiểm dịch động vật.
Kiểm dịch sản phẩm động vật nhập khẩu
Trước khi nhập khẩu sản phẩm động vật
Chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch tới Cục Thú y theo một trong các hình thức: qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua thư điện tử, fax sau đó gửi bản chính hoặc gửi trực tiếp.
Hồ sơ đăng ký bao gồm:
– Văn bản đề nghị hướng dẫn kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu của tổ chức, cá nhân;
– Đối với động vật, sản phẩm động vật thuộc đối tượng quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan khác, phải nộp văn bản hoặc giấy phép theo quy định.
Hồ sơ khai báo bao gồm:
– Đơn khai báo kiểm dịch;
– Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu.
Nội dung kiểm dịch
Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 47 Luật thú y. Trường hợp lô hàng nhập khẩu với mục đích làm mẫu, có trọng lượng dưới 50 kg được miễn Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu, miễn lấy mẫu kiểm tra;”
Theo quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư 35/2018/TT-BNNPTNT
Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với phương tiện vận chuyển, kho bảo quản sản phẩm động vật theo quy định.
Văn bản pháp luật liên quan kiểm dịch động vật
- Luật thú y năm 2015
- Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT
- Thông tư 35/2018/TT-BNNPTNT
- Thông tư: 24/2018/TT-BNNPTNT Mục 1- Phụ lục 1: Bảng mã số HS đối với danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch.
Vậy là vừa rồi Nguyên Đăng đã giải thích kiểm dịch động vật là gì? và trình tự thực hiện kiểm dịch động vật/sản phẩm động vật xuất nhập khẩu. Hi vọng những kiến thức chúng tôi chia sẻ giúp ích phần nào cho học tập cũng như công việc của bạn. Họi thắc mắc xin vui lòng liên hệ qua fanpage của công ty để đước hỗ trợ giải đáp hoàn toàn miễn phí nhé!
Xem thêm: >>>kiểm dịch thực vật là gì? Các bước làm kiểm dịch thực vật xuất nhập khẩu<<<