Kiểm dịch thực vật – Với một số nước, đặc biệt là các nước phát triển tại châu âu và Mỹ, quy định đối với nhiều mặt hàng xuất nhập khẩu rất khắt khe. Trong trường hợp bạn là nhà xuất khẩu muốn thâm nhập vào những thị trường đó, bạn phải tuân thủ theo đúng điều kiện mà nước đó đặt ra.
Một trong những thứ bạn cần đặc biệt lưu tâm đó là bộ chứng từ xuất nhập khẩu. Và giấy kiểm dịch thực vật là một trong những chứng từ quan trọng nếu bạn dự định xuất các mặt hàng có nguồn gốc thực vật sang các thị trường đó.
Khái niệm kiểm dịch thực vật
Kiểm dịch thực vật (tiếng Anh là Phytosanitary) là công tác quản lý Nhà nước nhằm ngăn chặn những loài sâu, bệnh, cỏ dại nguy hiểm lây lan giữa các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài.
Với hàng nhập khẩu có liên quan hoặc có nguồn gốc thực vật, kiểm dịch là để đảm bảo không cho mầm bệnh theo hàng hóa nhập khẩu đi vào nước ta. Với hàng xuất khẩu, công việc cũng tương tự, nhưng là để chứng minh hàng đảm bảo điều kiện về kiểm dịch để xuất khẩu ra nước ngoài.
Mục đích kiểm dịch thực vật là đảm bảo chất lượng hàng hoá để hàng hoá không mang các mần bệnh độc hại và nguy hiểm vào thị trường nước khác.
Giấy kiểm định thực vật là loại chứng từ xuất nhập khẩu chứng minh hàng hoá đủ điều kiện nhập khẩu vào thị trường của nước nhập hàng.
Kiểm dịch thực vật thường áp dụng cho các mặt hàng có nguồn gốc thực vật như gỗ, nông sản, được quy định tại Quyết định 4758/QĐ-BNN-TY ngày 18/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Kiểm dịch thực vật nhập khẩu
Hồ sơ đăng ký
- Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 02/VBHN-BNNPTNT).
- Bản sao chụp hoặc bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền của nước xuất khẩu.
Trường hợp chủ vật thể nộp bản sao chụp thì phải nộp bản chính trước khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô vật thể.
- Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu (trường hợp quy định phải có Giấy phép).
Trình tự thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu
1.Đăng ký kiểm dịch thực vật
Chủ vật thể nộp (gửi) 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu tại cơ quan kiểm dịch thực vật hoặc qua bưu chính hoặc qua Cơ chế một cửa Quốc gia (trực tuyến).
2. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
Cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra ngay tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì yêu cầu chủ vật thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
- Kiểm tra vật thể
Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm và bố trí công chức kiểm tra ngay lô vật thể theo trình tự sau đây:
a) Kiểm tra sơ bộ
Kiểm tra bên ngoài lô vật thể, bao bì đóng gói, phương tiện chuyên chở; khe, kẽ và những nơi sinh vật gây hại có thể ẩn nấp; thu thập côn trùng bay, bò hoặc bám bên ngoài lô vật thể.
b) Kiểm tra chi tiết
Kiểm tra bên trong và lấy mẫu lô hàng theo quy định tại QCVN 01-141:2013/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp lấy mẫu kiểm dịch thực vật; thu thập các vật thể mang triệu chứng gây hại và sinh vật gây hại; phân tích giám định mẫu vật thể, sinh vật gây hại đã thu thập được.
- Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật
a) Cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa (theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 02/VBHN-BNNPTNT) trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch đối với lô vật thể không bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ.
Trường hợp kéo dài hơn 24 giờ do yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật hoặc trường hợp không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật thì cơ quan kiểm dịch thực vật phải thông báo hoặc trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch biết.
b) Trường hợp phát hiện lô vật thể bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định áp dụng các biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật phù hợp theo quy định.
c) Trường hợp lô vật thể được vận chuyển bằng tàu biển có chiều cao khoang chứa hàng từ 3m trở lên, phải chia thành nhiều lớp để kiểm tra thì sau khi kiểm tra mỗi lớp, căn cứ vào kết quả kiểm tra, cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy tạm cấp kết quả kiểm dịch thực vật cho khối lượng vật thể đã kiểm tra (theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 02/VBHN-BNNPTNT).
Sau khi có Giấy tạm cấp kết quả, lô hàng được phép vận chuyển về kho bảo quản và chỉ được đưa ra sản xuất, kinh doanh sau khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa. Căn cứ kết quả kiểm tra toàn bộ lô vật thể, cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô vật thể.
Kiểm dịch thực vật xuất khẩu
Hồ sơ đăng ký
- Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu (theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 02/VBHN-BNNPTNT).
- Bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu (trong trường hợp tái xuất khẩu).
Trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật xuất khẩu
- Đăng ký kiểm dịch thực vật
Chủ vật thể nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đăng ký cho cơ quan kiểm dịch thực vật nơi gần nhất.
- Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
Cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra ngay tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Thông tư 02/VBHN-BNNPTNT.
- Kiểm tra vật thể
Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm kiểm dịch tại cơ sở sản xuất, nơi xuất phát, nơi bảo quản ở sâu trong nội địa hoặc cửa khẩu xuất và bố trí công chức kiểm tra ngay lô vật thể.
Việc kiểm tra lô vật thể được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Thông tư 02/VBHN-BNNPTNT.
- Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật
a) Cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 02/VBHN-BNNPTNT) hoặc Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật tái xuất khẩu (Theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 02/VBHN-BNNPTNT) cho lô vật thể trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch đối với vật thể đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu
Trường hợp kéo dài hơn 24 giờ do yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật thì cơ quan kiểm dịch thực vật phải thông báo hoặc trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật biết.
b) Trường hợp phát hiện lô vật thể không đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu thì Cơ quan kiểm dịch thực vật không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đồng thời phải thông báo cho chủ vật thể biết.
Văn bản pháp luật liên quan:
- Quyết định 4758/QĐ-BNN-TY ngày 18/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Thông tư 02/VBHN-BNNPTNT ngày 07/03/2019
Địa chỉ các chi cục kiểm dịch Thực Vật
Việt nam hiện có 9 Chi cục kiểm dịch vùng (đánh số từ 1 đến 9) trực thuộc Cục Bảo vệ thực vật:
Chi Cục Kiểm Dịch Thực Vật Vùng I
Địa chỉ: Số 2F Trần Quang khải, Quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng <xem bản đồ>
Điện thoại: 0225.3821.839
Fax: 0225.3842.593
Email: kdtv1.bvtv@mard.gov.vn
Địa bàn: Hải Phòng, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh
Chi Cục Kiểm Dich Thực Vật Vùng II
Địa chỉ: 28 Mạc Đĩnh Chi, Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh <xem bản đồ>
Điện thoại: 028.38.251.401
FAX: 028.38.293.266
Email: kdtv2.bvtv@mard.gov.vn
Địa bàn: Thành phố Hồ Chí Minh, Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Long an, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Bà Rịa Vũng Tàu
Chi Cục Kiểm Dịch Thực Vật Vùng III
Địa chỉ: 146 Hoàng Diệu, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng <xem bản đồ>
Điện thoại: 0236.3821.622
Fax: 0236.3873.099
Email: kdtv3.bvtv@mard.gov.vn
Địa bàn quản lý: Đà Nẵng, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi
Chi Cục Kiểm Dịch Thực Vật Vùng IV
Địa chỉ: 66 Lê Hồng Phong, Phường Lê Lợi, thành phố Quy nhơn, tỉnh Bình Định <xem bản đồ>
Điện thoại: 0256.3822.964
FAX: 0256.3822.964
Email: kdtv4.bvtv@mard.gov.vn
Địa bàn: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Kon Tum, Gia lai, Đắc lắc, Đắc Nông
Chi Cục Kiểm Dịch Thực Vật Vùng V
Địa chỉ: 149 Hồ Đắc Di, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội <xem bản đồ>
Điện thoại: 024.35.331.302
Fax: 024.35.332.118
Email: kdtv5.bvtv@mard.gov.vn
Địa bàn: Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Tây, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Hòa Bình, Sơn La
Chi Cục Kiểm Dịch Thực Vật Vùng VI
Địa chỉ: 28 Trần Phú, Thành phố Vinh, Nghệ An <xem bản đồ>
Điện thoại: 0238.3837.796
Fax: 0238.3837796
Email: kdtv6.bvtv@mard.gov.vn
Địa bàn:Nghệ An, Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Quảng Bình
Chi Cục Kiểm Dịch Thực Vật Vùng VII
Địa chỉ: 98B Ngô Quyền, Phường Đông Kinh, Thành phố Lạng Sơn, Lạng Sơn <xem bản đồ>
Điện thoại: 0205.3875.797
Fax: 0205.3875.797
Email: kdtv7.bvtv@mard.gov.vn
Địa bàn: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên
Chi Cục Kiểm Dịch Thực Vật Vùng VIII
Địa chỉ: 007, đường Nguyễn Huệ, tổ 4, Phường Phố Mới, Thành phố Lào Cai, Tỉnh Lào Cai <xem bản đồ>
Điện thoại: 0214.3830.503
Fax: 0214.3830.503
Email: kdtv8.bvtv@mard.gov.vn
Địa bàn: Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Lai Châu và Điện Biên
Chi Cục Kiểm Dịch Thực Vật Vùng IX
Địa chỉ: 386B đường Cách mạng tháng 8, Quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ <xem bản đồ>
Điện thoại: 0292.3826.709
Fax: 0292.3828.408
Email: kdtv9.bvtv@mard.gov.vn
Địa bàn quản lý: Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh, Sóc Trăng, Vĩnh Long
Như vậy chúng ta đã tìm hiểu được Kiểm dịch thực vật là gì?, cách làm kiểm dịch thực vật xuất khẩu và nhập khẩu. Hi vọng những kiến thức chia sẻ của Nguyên Đăng hữu ích với các bạn trong công việc. Mọi thắc mắc, góp ý vui lòng để lại hoặc chat tại fanpage của chúng tôi.
Xem Thêm: Kiểm Dịch Động Vật là gì? Các bước làm Kiểm Dịch Động Vật