Gừng tươi thuộc mặt hàng nông sản. Vì thế, thủ tục xuất khẩu gừng tươi tương tự thủ tục xuất khẩu nông sản khác. Hôm nay, Nguyên Đăng sẽ hướng dẫn các bạn thủ tục hải quan xuất khẩu loại mặt hàng này nhé!
Gừng tươi có được xuất khẩu không?
Trước khi làm thủ tục xuất khẩu, cần kiểm tra xem mặt hàng gừng tươi ở Việt Nam đã được phép xuất khẩu vào nước cần nhập chưa.
Có 2 cách để kiểm tra đó là:
- Liên hệ trực tiếp đến Bộ Công Thương Việt Nam xem mặt hàng gừng tươi có hạn chế cửa khẩu xuất về phía nước nhập khẩu hay không?
- Trao đổi với người nhập khẩu xem bên nước nhập khẩu có thể làm thủ tục nhập khẩu gừng tươi từ Việt Nam vào không. Tiếp theo đó là xét yêu cầu của người nhập khẩu, thường người nhập khẩu sẽ yêu cầu một bên cơ quan giám định độc lập có uy tín như SGS, Vinacontrol…. để cấp chứng thư đủ tiêu chuẩn chất lượng.
Khi đã đáp ứng được 2 điều trên thì việc làm thủ tục xuất khẩu nông sản nói chung và gừng tươi nói riêng vẫn còn rất nhiều điều khó khăn. Về khâu bảo quản, đóng gói, làm sao để hàng không bị hư hỏng sau khi đến được tay nhà nhập khẩu.
Thủ tục kiểm dịch
Trước khi mở tờ khai hải quan, người xuất khẩu gừng phải làm thủ tục kiểm dịch. Chủ hàng hoặc người được ủy quyền đăng ký kiểm dịch gừng tươi trước 1-2 ngày tàu chạy với cơ quan kiểm dịch thực vật.
Hồ sơ đăng ký gồm:
- Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật (theo mẫu của cơ quan kiểm dịch và khai báo đầy đủ thông tin về lô hàng)
- Hợp đồng mua bán (bắt buộc)
- Vận đơn
- Hóa đơn thương mại
- Bảng kê chi tiết hàng hóa (nếu có)
- Giấy ủy quyền của chủ hàng nếu là người được ủy quyền đi đăng ký
- Mẫu của lô gừng tươi cần kiểm dịch
- Đối với gừng tươi có thể mang mẫu lên được, bộ phận tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra hồ sơ cùng với mẫu. Nếu hồ sơ hợp lệ, bộ phận tiếp nhận sẽ ký xác nhận và gửi số tiếp nhận cho người đi đăng ký
- Trong trường hợp không mang mẫu lên được, bộ phận tiếp nhận hồ sơ sẽ chuyển hồ sơ cho bộ phận giám sát tại cảng nơi lô hàng đã hại bãi chờ xuất. Bộ phận giám sát kiểm tra thực tế hàng hóa và trả số tiếp nhận trực tiếp cho người đi đăng ký
Sau đó, thực hiện các yêu cầu theo hướng dẫn của cơ quan kiểm dịch. Hoặc để biết thông tin nhanh và chính xác nhất hãy gọi cho chúng tôi qua Hotline: +84-24 7777 8468 hoặc Email: fernando@nguyendang.net.vn
Thuế xuất khẩu của gừng tươi
Để biết mức thuế xuất khẩu phải nộp, trước hết cần xác định được mã số HS chi tiết của hàng hóa.
Mã HS của gừng có thể tham khảo nhóm 09.10
0910 | Gừng, nghệ tây, nghệ (curcuma), húng tây, cỏ xạ hương, lá nguyệt quế, ca-ri (curry) và các loại gia vị khác |
091010 | Gừng |
09101100 | Chưa xay hoặc chưa nghiền |
09101200 | Đã xay hoặc nghiền |
Các mặt hàng thuộc nhóm 09.10 không được quy định cụ thể trong Biểu thuế xuất khẩu. Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 164/2013/TT-BTC thì: “Trường hợp mặt hàng xuất khẩu không được quy định cụ thể tên trong Biểu thuế xuất khẩu thì khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan vẫn phải kê khai mã hàng của mặt hàng xuất khẩu tương ứng với mã hàng 08 chữ số của mặt hàng đó trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này và ghi mức thuế suất thuế xuất khẩu là 0% (không phần trăm)”
Thủ tục hải quan xuất khẩu gừng tươi
Về hồ sơ hải quan cần chuẩn bị các chứng từ sau:
- Tờ khai hải quan
- Hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng ủy thác xuất khẩu (nếu xuất khẩu ủy thác)
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Bảng kê chi tiết hàng hoá (Packing list)
- Giấy chứng nhận chất lượng (Quality of Certificate): do người nhập khẩu yêu cầu để đảm bảo chất lượng hàng nhập khẩu đủ điều kiện.
- Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate): rất cần thiết vì nước nhập sợ rằng có dịch hại.
Về địa điểm mở tờ khai – Thủ tục xuất khẩu gừng tươi
Được quy định tại Khoản 1 Điều 13 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính như sau: “Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được đăng ký tờ khai tại trụ sở Chi cục hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu, cụ thể:
- Đối với hàng hóa không được chuyển cửa khẩu thì phải đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục hải quan quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa tại cửa khẩu, cảng đích.
- Đối với hàng hóa được chuyển cửa khẩu thì được đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục hải quan quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa tại cửa khẩu hoặc Chi cục hải quan nơi hàng hóa được chuyển cửa khẩu đến.
Tùy theo từng lô hàng và mức độ yêu cầu của mỗi một lô hàng sẽ có những thủ tục, phương thức vận chuyển và chi phí khác nhau. Để được tư vấn miễn phí về thủ tục, quy trình xuất nhập khẩu, hãy liên hệ với Nguyên Đăng ngay qua Hotline hoặc Fanpage chính thức nhé!