Sự cố kênh đào Suez: Cái nhìn tổng quan – Sự kiện này đã thu hút đông đảo sự quan tâm trên toàn thế giới trong suốt thời gian con tàu bị mắc kẹt cho đến khi được giải cứu thành công. Bên cạnh đó, nó cũng gây thiệt hại lên đến hàng tỷ USD/ngày của nền kinh tế toàn cầu. Vậy sự cố này xảy ra khi nào? Nguyên nhân và mức độ thiệt hại cụ thể là bao nhiêu? Ai sẽ là người đền bù thiệt hại trong sự kiện này? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Kênh đào Suez
Kênh đào Suez đi vào hoạt động từ năm 1869, là một trong những tuyến hàng hải đông đúc bậc nhất thế giới với nhiều tàu chở dầu thô, hàng hóa từ Trung Đông sang châu Âu và Bắc Mỹ. Khoảng 12% thương mại toàn cầu, gần 10% dầu mỏ vận tải đường biển và 8% khí LNG toàn cầu được vận chuyển qua kênh đào này.
Về sự cố kênh đào Suez
Ngày 23-3-2021, khi di chuyển qua kênh đào Suez, tàu chở hàng khổng lồ Ever Given thuộc sở hữu của công ty Nhật Shoei Kisen Kaisha, do công ty Đài Loan Evergreen Marine vận hành và treo cờ Panama, có sức chứa 20.124 container loại 20ft đã gặp một sự cố nghiêm trọng trong hệ thống điều khiển khiến mũi tàu đâm vào bãi cát ở bờ Đông, còn đuôi tàu thì mắc kẹt trong cát sỏi ở bờ Tây. Con tàu gần như nằm chắn ngang kênh đào ở đoạn dưới hồ Great Bitter.
Nguyên nhân
Nguyên nhân ban đầu được cho là con tàu bị xoay ngang khi một trận bão cát thổi qua khu vực. Tầm nhìn giảm mạnh và cơn gió đạt tốc độ lên đến 50 km/h.
Tuy nhiên, mới đây nhất người đứng đầu cơ quan quản lý kênh đào SUez – Osama Rabie – cho biết: “Gió mạnh và các yếu tố thời tiết không phải là nguyên nhân chính khiến con tàu mắc kẹt, đó có thể do lỗi kỹ thuật hoặc con người”.
Ảnh hưởng của sự cố
Sự cố này đã làm tắc nghẽn tuyến đường hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới, chiếm 12% tổng lưu lượng giao thông hàng hải toàn cầu bị đình trệ trong nhiều ngày. Ước tính có hàng trăm tàu bị kẹt ở Port Said (phía Địa Trung Hải) và hàng trăm tàu khác bị kẹt ở Port Suez (phía Biển Đỏ).
Theo thống kê của của Bloomberg, có tới 453 tàu bị mắc kẹt ở cả hai đầu kênh Suez gồm có:
- 90 tàu chở hàng rời.
- 82 tàu chở hàng container.
- 39 tàu chở hàng hóa đa chủng loại.
- 31 tàu chở hóa chất.
- 27 tàu chở dầu.
- 17 tàu chở ô tô.
- 15 tàu chở động vật (cừu, lợn, dê, bò .v.v…)
- 22 tàu chở khí hóa lỏng các loại.
Ai đền bù thiệt hại cho vụ siêu tàu Ever Given?
Ví dụ như con tàu Ever Given: Thuộc quyền sở hữu của một công ty Nhật Bản, lại do các nhà khai thác của Đức quản lý, đoàn thuỷ thủ có quốc tịch Ấn Độ, đăng ký giấy phép tại Panama, và cuối cùng là gặp nạn tại Ai Cập.
Chính những tầng tầng lớp lớp các bên liên quan này khiến cho việc trả lời câu hỏi “Đây là lỗi của ai? Ai sẽ phải bồi thường?” trở nên khó khăn hơn.
Ông Osma Rabie – Chủ tịch Cơ quan quản lý kênh đào Suez nói: “Ai sẽ đền bù thiệt hại đây? Kênh đào Suez của chúng tôi chịu thiệt hại nặng nhất. Chúng tôi không có lỗi gì cả. Ngược lại, còn bị tổn hại nặng nề. Trách nhiệm và tiền bồi thường do ai chi trả sẽ được làm rõ trong cuộc điều tra”,
Theo ông Rabie, khoản tiền 1 tỷ USD dựa trên doanh thu mà kênh đào bị thất thoát do con tàu chắn ngang, tiền huy động máy móc thiết bị cứu trợ, và nhân lực của hơn 800 người tham gia giải cứu.
Trong các bên liên quan còn lại, Tập đoàn hàng hải Evergreen tuyên bố họ không chịu trách nhiệm cho bất cứ sự delay nào của con tàu khi di chuyển.
Trong khi công ty quản lý của Đức- bên vận hành tàu, thì chỉ nói rằng họ chờ đợi kết quả từ cuộc điều tra.
Phía Ai Cập nói nếu họ không đạt được thoả thuận bồi thường trong vài ngày tới, có thể họ sẽ giữ con tàu lại ở phía bắc Kênh đào- nơi nó đang được kiểm tra và sửa chữa.
Trên đây là những thông tin bao quát về sự kiện kênh đào Suez vào ngày 23/3. Rất mong nhận được những chia sẻ, đóng góp từ quý bạn đọc.
Theo dõi Nguyên Đăng để cập nhật những thông tin, tin tức mới nhất.
——————————————
Nguyen Dang Viet Nam Co., ltd
Address: Room 401, No 1, 329 alley, Cau Giay Street, Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Website: https://nguyendang.net.vn/
TEL: +84-24 7777 8468
Email: ovs.group@nguyendang.net.vn
Member of networks: WWPC, GLA, FIATA, VLA
Facebook: https://www.facebook.com/NguyenDangVietNam/
Twitter: https://twitter.com/NguyenDangLog
Youtube: http://www.youtube.com/c/NguyenDangVietNam