Hiệp định Thương mại ASEAN (ATIGA) là một trong 13 FTAs mà Việt Nam đã ký kết. Vậy Hiệp định gồm những thành viên nào? Đặc điểm và nội dung của Hiệp định gồm những gì? Hãy cùng Nguyên Đăng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Hiệp định Thương mại ATIGA
- Hiệp định ATIGA được ký vào tháng 2/2009 và có hiệu lực từ ngày 17/5/2010, có tiền thân là Hiệp định Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT/AFTA) ký năm 1992.
- ATIGA là hiệp định toàn diện đầu tiên của ASEAN điều chỉnh toàn bộ thương mại hàng hóa trong nội khối và được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các cam kết cắt giảm/loại bỏ thuế quan đã được thống nhất trong CEPT/AFTA cùng các hiệp định, nghị định thư có liên quan.
- Việt Nam tham gia ASEAN từ năm 1995 và bắt đầu thực hiện CEPT/AFTA từ năm 1996 và sau này tiếp tục thực hiện ATIGA
Thành viên
Thành viên của ATIGA bao gồm: Brunei, Cambodia, Indonesia, Lao PDR, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thailand, Vietnam
Mục tiêu
Hiệp định nhằm mục tiêu xóa bỏ hàng rào thuế quan và hướng nỗ lực chung của ASEAN để xử lý tối đa các hàng rào phi thuế quan, hợp tác hải quan và vệ sinh, kiểm dịch… Đồng thời ATIGA cũng góp phần xác lập mục tiêu hài hòa chính sách giữa các thành viên ASEAN, hướng tới thực hiện Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015.
Các đặc điểm chính của ATIGA
- Trong ATIGA, các nước ASEAN dành cho nhau mức ưu đãi tương đương hoặc thuận lợi hơn mức ưu đãi dành cho các nước đối tác trong các Thỏa thuận thương mại tự do (FTA) mà ASEAN ký (các FTA ASEAN+).
- Ngoài các cam kết về thuế quan, ATIGA cũng bao gồm nhiều cam kết khác như: xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan, quy tắc xuất xứ, thuận lợi hóa thương mại, hải quan, các tiêu chuẩn và sự phù hợp, các biện pháp vệ sinh dịch tễ.
- Biểu cam kết cắt giảm thuế quan trong ATIGA của mỗi nước (Phụ lục 2 của Hiệp định) bao gồm toàn bộ các sản phẩm trong Danh mục hài hóa thuế quan của ASEAN (AHTN) và lộ trình cắt giảm cụ thể cho từng sản phẩm trong từng năm. Do đó, so với CEPT, cam kết thuế quan trong ATIGA rất rõ ràng và dễ tra cứu.
- C/O: Form D
Các cam kết chính
a, Cam kết cắt giảm thuế quan
- Nguyên tắc cam kết: tất cả các sản phẩm trong Danh mục hài hòa thuế quan của ASEAN (AHTN) đều được đưa vào trong biểu cam kết thuế quan của từng nước trong ATIGA, bao gồm cả những sản phẩm được cắt giảm thuế và cả những sản phẩm không phải cắt giảm thuế
- Lộ trình cắt giảm thuế quan của các nước ASEAN-6 (Brunei, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Singapore) thường ngắn hơn các nước còn lại – nhóm CLMV bao gồm các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam.
b, Cam kết về Quy tắc xuất xứ và Thủ tục chứng nhận xuất xứ
Quy tắc xuất xứ:
Hàng hóa chỉ được hưởng ưu đãi thuế quan theo ATIGA nếu có xuất xứ từ khu vực ASEAN. Một hàng hóa được coi là có xuất xứ ASEAN nếu:
1) Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ trong khu vực ASEAN, hoặc
2) Hàng hóa đáp ứng được các yêu cầu cụ thể về quy tắc xuất xứ trong Hiệp định (Phụ lục 3-Quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng).
Thủ tục chứng nhận xuất xứ:
Để được hưởng ưu đãi thuế quan, theo ATIGA, nhà xuất khẩu phải xin Chứng nhận xuất xứ form D tại một cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu – ở Việt Nam là 18 Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu thuộc Cục Xuất Nhập khẩu – Bộ Công Thương và 37 Ban quản lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất do Bộ Công Thương ủy quyền.
Các văn bản đi kèm
- [CO FORM D] Thông tư 19/2020/TT-BCT Sửa đổi, bổ sung các Thông tư quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN <Download>
- THÔNG TƯ 25-2019-TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2016/TT-BCT ngày 03 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN <Download>
- Nghị định số 156/2017/NĐ-CP <Download>
- Thông tư 22/2016/TT-BCT về Quy tắc xuất xứ trong ATIGA <Download>
- Thông tư 10/2019/TT-BCT bổ sung Thông tư 22/2016/TT-BCT <Download>
- Thông tư 25/2019/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2016/TT-BCT <Download>
- Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ATIGA 2018 – 2022 <Download PDF | EXCEL>
- Quy tắc xuất xứ ATIGA<Download>
- Thủ tục cấp và kiểm tra C/O form D <Download>
- Hồ sơ thị trường Thái Lan 2018 <Download>
- Hồ sơ thị trường Singapore 2018 <Download>
- Hồ sơ thị trường Philippines 2018 <Download>
- Hồ sơ thị trường Myanmar 2018 <Download>
- Hồ sơ thị trường Malaysia 2018 <Download>
- Hồ sơ thị trường Lào 2018 <Download>
- Hồ sơ thị trường Indonesia 2018 <Download>
- Hồ sơ thị trường Campuchia 2018 <Download>
- Hồ sơ thị trường Brunei 2018 <Download>
LIÊN QUAN: HIỆP ĐỊNH RCEP
HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ACFTA