Hiệp định Thương mại ASEAN – Ấn Độ (AIFTA)
Hiệp định AIFTA
AIFTA có tên đầy đủ: ASEAN-India Free Trade Agreement
Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN-Ấn Độ lần thứ hai năm 2003, Hiệp định khung giữa ASEAN và Ấn Độ về Hợp tác kinh tế toàn diện đã được ký kết bởi các lãnh đạo của hai bên. Hiệp định khung này đã tạo tiền đề cho hai bên đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại tự do về hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. Cụ thể:
- Hiệp định về thương mại hàng hóa giữa ASEAN và Ấn Độ được ký kết vào ngày 13/8/2009 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2010.
- Hiệp định về Đầu tư và Dịch vụ giữa ASEAN và Ấn Độ được ký lần lượt vào ngày 12/11/2014 và 13/11/2014 và có hiệu lực vào ngày 1/7/2015.
AIFTA thể hiện tầm quan trọng của việc đối xử đặc biệt, tăng sự tham gia cho các nước thành viên ASEAN trong hội nhập kinh tế và hợp tác kinh tế giữa ASEAN và Ấn Độ.
CO: Form AI
Thành viên
- Brunei Darussalam
- Cambodia
- India
- Indonesia
- Lao PDR
- Malaysia
- Myanmar
- Philippines
- Singapore
- Thailand
- Vietnam
Các cam kết chính
Cam kết Ấn Độ dành cho Việt Nam
Ấn Độ cam kết xóa bỏ 80% số dòng thuế vào 2016 (71% số dòng thuế vào 2013, và thêm 9% số dòng thuế vào 2016), 10% số dòng thuế hoàn thành cắt giảm một phần thuế suất vào 2019, danh mục loại trừ chiếm khoảng 10% số dòng thuế.
Mặt hàng Ấn Độ cam kết xóa bỏ thuế quan gồm động vật sống, thịt, cá, sữa, rau quả, dầu mỡ, bánh kẹo, nước hoa quả, hóa chất, mỹ phẩm, nguyên phụ liệu dệt may, sản phẩm dệt may, kim loại, sắt thép, máy móc, thiết bị điện, đồng hồ,…
Cam kết của Việt Nam
Việt Nam cam kết xóa bỏ 80% số dòng thuế vào năm cuối lộ trình là năm 2021 (71% số dòng thuế vào 2018, và 9% số dòng thuế vào 2021), 10% số dòng thuế còn lại chỉ cắt giảm vào cuối lộ trình (năm 2024), danh mục loại trừ gồm 468 dòng HS 6 số (chiếm khoảng 10% số dòng thuế).
Bộ Tài chính đã ban hành Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt ASEAN-Ấn Độ giai đoạn 2015-2018 kèm theo Thông tư số 169/2014/TT-BTC ngày 14/11/2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
Năm 2015-2018 có 1170 dòng có mức thuế suất là 0%, chiếm 12,3% tổng số dòng thuế, trong đó chỉ có 8 dòng thuế ưu đãi hơn so với thuế suất MFN hiện hành.
Việt Nam sẽ kết thúc thực hiện lộ trình cam kết xóa bỏ/cắt giảm thuế vào 2024 với tỷ lệ xóa bỏ 70% số dòng thuế, tập trung vào nhóm chè, cà phê, cao su, rau củ quả, giày dép, Hàng gia dụng, thuỷ sản, Hoá chất, Kim loại, sắt thép, khoáng sản, Máy móc, thiết bị, vật liệu xây dựng.
Diện mặt hàng không cam kết (30% số dòng thuế) gồm: trứng, đường, muối, xăng dầu, phân bón, nhựa, cao su, kim loại quý, sắt thép, máy móc, thiết bị điện, ô tô, xe máy, thiết bị phụ tùng, và các mặt hàng an ninh quốc phòng (pháo hoa, súng, thuốc phiện,…).
Văn bản đi kèm
- Nghị định 159/2017/NĐ-CP <Download>
- Thông tư 15/2010/TT-BCT thực hiện Quy tắc xuất xứ trong AIFTA <Download>
- Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt AIFTA 2018 – 2022 <Download PDF | EXCEL>
- Quy tắc xuất xứ AIFTA <Download>
- Thủ tục cấp và kiểm tra C/O form AI <Download>
- Báo cáo về AIFTA <Download>
- Hồ sơ thị trường Ấn Độ 2018 <Download>
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
FTA là gì? Tổng hợp 13 FTAs Việt Nam đã kí kết
Hiệp định Thương mại ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA)
Hiệp định Thương mại Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA)