Giấy Báo Hàng Đến Arrival Notice là gì?

Giấy Báo Hàng Đến Arrival Notice là gì?

Giấy Báo Hàng Đến (Arrival Notice hay A/N) là một văn bản của hãng tàu, forwarder gửi cho người nhận lô hàng (CNEE) thông báo về ngày lô hàng đến điểm đích.

Arrival Notice là văn bản chỉ xuất hiện trong bộ chứng từ hàng nhập

Chức năng của Giấy Báo Hàng Đến

Arrival Notice có chức năng thông báo cho các bên liên quan rằng lô hàng đã đến đích và sẵn sàng cho việc nhận hàng.

Thông báo này giúp CNEE chủ động tiến hành các thủ tục thông quan nhập khẩu và nhận hàng cần thiết trong thời gian sớm nhất

Ai là người phát hành arrival notice?

Giấy báo hàng đến có thể được phát hành bởi hãng tàu, đại lý hãng tàu hoặc Forwarder… tùy vào các bên tham gia lô hàng nhập khẩu đó gồm những ai:

Hãng tàu phát hành arrival notice: nếu khách hàng trực tiếp thuê dịch vụ vận chuyển FCL của hãng tàu

Forwarder/đại lý hãng tàu: nếu khách hàng thuê dịch vụ vận tải FCL hoặc LCL thông qua bên thứ 3 như forwarder. Trong trường hợp này, hãng tàu sẽ phát hành thông báo hàng đến cho forwarder, forwarder sẽ gửi lại thông báo hàng đến cho khách hàng

Nội dung của giấy báo hàng đến (A/N)

Thông báo hàng đến được gửi tới CNEE phục vụ cho việc nhận hàng. Cho nên, văn bản này chứa các thông tin, các bên liên quan đến lô hàng nhập khẩu như:

  • Shipper – Người gửi hàng: Tên, địa chỉ và thông tin liên hệ của người xuất khẩu.
  • Consignee (CNEE) – Người nhận hàng: Tên, địa chỉ và thông tin liên hệ của người nhập khẩu.
  • Notify Party – Bên nhận thông báo: Người nhận hàng hoặc forwarder được chỉ định bởi người nhận hàng. Trường này bao gồm tên, địa chỉ và liên hệ của bên nhận thông báo.
  • B/L, SWB hoặc AWB Number: Số vận đơn – thông tin này thường được chỉ định bởi người vận chuyển.
  • Vessel/Flight Information – Thông tin tàu/chuyến bay: Tên tàu hoặc máy bay vận chuyển hàng hóa và số hiệu chuyến bay.
  • Cargo Information – Thông tin hàng hóa: Mô tả chung về hàng hóa khai báo bởi người gửi hàng.
  • Container hoặc ULD Number: Số container được sử dụng trong vận chuyển đường biển hoặc ULD Number trong vận chuyển đường hàng không.
  • Estimated Arrival Time (ETA) – Ngày mà hàng hóa dự kiến sẽ đến cảng dỡ hàng hoặc sân bay đích.
  • Actual Arrival Time (ATA) – Thời gian thực tế khi tàu neo đậu tại cảng dỡ hàng hoặc khi máy bay thực sự đến sân bay đích.
  • Port of Loading / Origin Airport: Cảng hoặc sân bay khởi hành.
  • Port of Discharge / Destination Airport: Cảng hoặc sân bay đích.
  • Place of Delivery – Địa điểm giao hàng: Điểm đến cuối cùng của lô hàng, thường là cảng đích, sân bay đích hoặc cơ sở của người nhận hàng.
  • Địa điểm nhận hàng: nơi nhận hàng sau khi hoàn thành thủ tục hải quan nhập khẩu.
  • Freight Terms – Điều khoản vận chuyển: Incoterms được sử dụng.
  • Freight Charges – Số tiền phải trả cho người vận chuyển bằng đường hàng không hoặc đường biển.
  • Remark – Ghi chú thêm của hãng tàu.

Arrival Notice và Delivery Order có gì khác nhau?

Arrival Notice (A/N) là giấy báo hàng đến do hãng tàu, forwarder phát hành cho người nhận hàng nhằm thông báo về việc hàng hóa đã đến đích và thời gian nhận hàng.

Delivery Order (D/O) là lệnh giao hàng, là chứng từ nhận hàng do hãng tàu phát hành cho người nhận hàng dùng để trình cho cơ quan giám sát kho hàng kiểm tra trước khi rút hàng ra khỏi container, kho, bãi,…

Để lấy được D/O, trong bộ chứng từ đi lấy lệnh (giao hàng) phải có Arrival Notice, Giấy giới thiệu, CMT & Vận đơn của lô hàng

Sau khi nhận được giấy báo hàng đến, CNEE tiến hành khai báo hải quan và E Manifest cho lô hàng nhập, sau đó đến hãng tàu để lấy lệnh giao hàng D/O.

Sau khi hoàn thành thủ tục và đóng tiền, người đó mang lệnh giao hàng D/O đi nhận hàng.

Vậy là Nguyên Đăng đã giới thiệu tới các bạn Giấy Báo Hàng Đến (A/N) một loại chứng từ quan trọng trong lô hàng nhập khẩu. Hãy để lại dưới comment tên loại chứng từ xuất nhập khẩu mà bạn muốn Nguyên Đăng phân tích nhé!

Leave a Reply

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.