Thủ tục xuất khẩu gạo

Thủ tục xuất khẩu gạo

Thủ tục xuất khẩu gạo – Gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với giá trị xuất khẩu đạt hơn 1 tỷ USD/năm. Việt nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nhiều gạo nhất thế giới.
Trong những năm gần đây, nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến khích các thương nhân trong việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản, trong đó có lúa gạo. Tuy nhiên, việc xuất khẩu gạo cũng có những yêu cầu khá đặc thù. Qua bài viết này, hãy cùng Nguyên Đăng tìm hiểu thủ tục xuất khẩu gạo nhé.

Điều kiện để thương nhân xuất khẩu gạo

Để xuất khẩu gạo, doanh  nghiệp cần phải đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh xuất nhập khẩu gạo theo nghị định số 107/2018/NĐ-CP ban hành ngày 15/8/2018. Trong đó, điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đã được nới lỏng hơ rất nhiều, cụ thể:

  • Có ít nhất một kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc, gạo.
  • Có ít nhất một cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo.
  • Kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo có thể thuộc sở hữu của bạn hoặc do bạn thuê của tổ chức, cá nhân khác, có hợp đồng thuê bằng văn bản theo quy định của pháp luật với thời hạn thuê tối thiểu là 05 năm.

Nếu bạn chỉ xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng thì không cần đáp ứng các điều kiện kinh doanh nêu trên, được xuất khẩu các loại gạo này không cần có Giấy chứng nhận, không phải thực hiện dự trữ lưu thông và có trách nhiệm báo cáo theo quy định.

Khi thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu, thương nhân xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không có Giấy chứng nhận chỉ cần xuất trình cho cơ quan Hải quan bản chính hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền văn bản xác nhận, chứng nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc chứng thư giám định gạo xuất khẩu do tổ chức giám định cấp theo quy định của pháp luật về việc sản phẩm gạo xuất khẩu phù hợp với các tiêu chí, phương pháp xác định do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế hướng dẫn.

Làm hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất nhập khẩu.

Bạn phải kê khai hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận, về các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận và phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đã kê khai cùng với việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo quy định nêu trên.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo lần đầu bao gồm: (Thẩm quyền cấp giấy phép: Bộ Công thương)

  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Giấy tờ thuê kho chứa, cơ sở xay xát hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu kho chứa, cơ sở xay xát. Thời hạn giấy phép: 05 năm, kể từ ngày cấp.

Khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực, đề nghị cấp Giấy chứng nhận thay thế ít nhất trước 30 ngày trước ngày Giấy chứng nhận kết hiệu lực. Hồ sơ thủ tục xin cấp mới thay thế giấy phép hết hạn tương tự như xin cấp mới lần đầu.

Đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo

Những giấy tờ cần:

– Văn bản đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo với hiệp hội lương thực Việt Nam

– Hợp đồng xuất khẩu gạo đóng đầy đủ giáp lai (bản sao kèm bản chính để đối chiếu)

– Báo cáo tồn kho, có sản lượng gạo ít nhất 50% lượng gạo trong hợp đồng xuất khẩu đăng ký

– Giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu gạo do Bộ công thương cấp (bản sao)

Thủ tục xuất khẩu gạo

Sau khi làm xong các bước trên bạn tiếp tục làm thủ tục hải quan. Thủ tục hải quan khi xuất khẩu gạo như những mặt hàng thông thường.

Chứng từ hải quan và các giấy chứng nhận cần thiết để xuất khẩu gạo

  • Invoice (Hóa đơn thương mại)
  • Packing List (Phiếu đóng gói chi tiết hàng hóa)
  • Sales contract (Hợp đồng thương mại)
  • Bill of Lading (Vận đơn đường biển)
  • Tờ khai hải quan xuất khẩu.
  • Certificate of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ)
  • Phytosanitary Certificate (Giấy kiểm dịch thực vật)
  • Certificate of fumigation (Giấy xác nhận hun trùng đối với mặt hàng gạo)
  • Certificate of weight/quantity/quality (Giấy chứng nhận trọng lượng/chất lượng/số lượng)

 

HS của lúa gạo

Mã số Mô tả hàng hóa
10.06 Lúa gạo.
1006.10 – Thóc:
1006.10.10 – – Để gieo trồng
1006.10.90 – – Loại khác
1006.20 – Gạo lứt:
1006.20.10 – – Gạo Hom Mali (SEN)
1006.20.90 – – Loại khác
1006.30 – Gạo đã xát toàn bộ hoặc sơ bộ, đã hoặc chưa được đánh bóng hoặc hồ (glazed):
1006.30.30 – – Gạo nếp
1006.30.40 – – Gạo Hom Mali (SEN)
– – Loại khác:
1006.30.91 – – – Gạo đồ (1)
1006.30.99 – – – Loại khác
1006.40 – Tấm:
1006.40.10 – – Loại dùng làm thức ăn chăn nuôi
1006.40.90 – – Loại khác

Thuế xuất khẩu của lúa gạo

Theo Biểu thuế xuất nhập khẩu 2019, đối với sản phẩm lúa gạo, thuế xuất khẩu là 0%.

Như vậy vừa rồi Nguyên Đăng đã hướng dẫn Thủ tục xuất khẩu gạo. Để được tư vấn miến phí về thủ tục, quy trình, dịch vụ hải quan về gạo hoặc các mặt hàng khác, vui lòng liên hệ Nguyên Đăng Logistics theo Hotline: +84-24 7777 8468 hoặc ghé thăm Fanpage của chúng tôi

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.