Thủ tục hải quan hàng trung chuyển

thủ tục hải quan hàng trung chuyển

Thủ tục hải quan hàng trung chuyển là một trong những chủ đề được nhiều bạn gửi tới hộp thư của Nguyên Đăng trong những ngày gần đây. Chính vì vậy, hôm nay, Nguyên Đăng xin gửi tới các bạn bài viết hướng dẫn này nhé!

Khái niệm, đặc điểm của hàng trung chuyển

Khái niệm hàng trung chuyển

Hàng trung chuyển là hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển từ nước ngoài vào khu vực trung chuyển tại cảng biển, sau đó được đưa ra nước ngoài từ chính khu vực trung chuyển tại cảng biển này hoặc đến khu vực trung chuyển tại cảng biển khác để đưa ra nước ngoài. Hàng hóa trung chuyển vận chuyển giữa các cảng biển phải được vận chuyển bằng đường thủy nội địa, đường biển. Hàng hóa trung chuyển được đưa toàn bộ ra nước ngoài một lần hoặc nhiều lần.

Đặc điểm hàng trung chuyển

  • Hàng hóa trung chuyển thuộc đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các loại thuế khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Hàng hóa trung chuyển phải nộp lệ phí hải quan và các loại lệ phí khác theo quy định của pháp luật.
  • Hàng hóa trung chuyển được lưu giữ tại cảng trung chuyển trong một thời gian nhất định.
  • Hàng hóa ra vào khu vực trung chuyển phải được theo dõi, quản lý bằng ứng dụng phần mềm và được kết nối với cơ quan hải quan
  • Hàng hóa trung chuyển được thực hiện thông qua các hình thức trung chuyển như: Trung chuyển từ phương tiện sang phương tiện, có nghĩa là container được chuyển trên phương tiện vận tải từ nước ngoài đến cảnh biển Việt Nam được dỡ xuống và xếp lên phương tiện vận tải khác để vận chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, hoặc lưu tại cảng vào bảo quản tại khu trung chuyển cảng biển.

Thủ tục hải quan hàng trung chuyển như thế nào?

Thủ tục hải quan đối với hàng trung chuyển được quy định rõ tại Khoản 30 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi Thông tư 38/2015/TT-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, theo đó:

Thủ tục hải quan đối với hàng trung chuyển giữa các cảng biển, hàng trung chuyển vận chuyển giữa các bên cảng trong cùng một cảng biển

Bộ hồ sơ hải quan bao gồm: 

  • Tờ khai vận chuyển độc lập theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu 07 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 29/2018/TT-BTC
  • Bản kê chi tiết hàng hóa theo mẫu quy định.
  • Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật: 1 bản chupl

Trách nhiệm của người khai hải quan

  • Khai thông tin Tờ khai vận chuyển độc lập theo các chỉ tiêu thông tin quy định qua hệ thống.
  • Trường hợp lô hàng phải kiểm tra hồ sơ quả quan (luồng 2) và các chứng từ chưa thực hiện trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan nộp các chứng từ này cho cơ quan hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi đến kiểm tra.
  • Sau khi Tờ khai vận chuyển độc lập đã được phê duyệt, cung cấp thông tin số tờ khai vận chuyển độc lập cho cơ quan hải quân nơi hàng hóa vận chuyển đi và cơ quan hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến để thực hiện niêm phong kiểm tra thực tế và giám sát hàng hóa tại nơi vận chuyển đi và đến.
  • Xuất trình hàng hóa để cơ quan hải quan thực hiện niêm phong, kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp lô hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật theo yêu cầu của cơ quan hải quan.
  • Trường hợp lô hàng được vận chuyển nhiều chuyến thi người khai hải quan lựa chọn khai báo tờ khai vận chuyển độc lập một lần cho cả lô hoặc khai báo cho từng lần nhưng phải theo hướng dẫn của bộ tài chính. Trường hợp thời gian vận chuyển vượt quá thời gian đã đăng ký với cơ quan hải quan mà lô hàng chưa được vận chuyển hết thì người khai hải quan thực hiện khai bổ sung đối với hàng hóa đã vận chuyển và khai báo trên tờ khai vận chuyển độc lập mới đối với số lượng hàng hóa còn lại.
  • Sử dụng phương tiện vận tải gắn thiết bị theo dõi hành trình và kết nối với chi cục Hải quan nơi hang hóa vận chuyển đi và đến.

Thủ tục hải quan đối với hàng trung chuyển vào nước ngoài đưa vào khu vực trung chuyển và được đưa ra nước ngoài trực tiếp từ khu vực trung chuyển này.

Bộ hồ sơ hải quan bao gồm

  • Bản kê hàng hóa trung chuyển theo chỉ tiêu thông tin quy định
  • Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương.

Trách nhiệm của người khai hải quan:

Người khai hải quan thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Thông tư 39/2018/TT-BTC. Trong trường hợp gặp sự cố không thể khai qua hệ thống thì thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 10 Điều 50 Thông tư 39/2018/TT-BTC.

  • Thực hiện khai báo trên bảng kê hàng hóa trung chuyển vầ nộp kèm chứng từ quy định thông qua Hệ thống xử lý dữ liệ điện tử hải quan.
  • Xuất trinh hàng hóa cho cơ quan hải quan để kiểm tra thực tế trong trường hợp lô hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
  • Khai bổ sung các thông tin trên Bản kê hàng hóa trung chuyển nếu có
  • Tiếp nhận bản kê hàng hóa trung chuyển đã được cơ quan hải quan phê duyệt.

Như vậy Nguyên Đăng vừa gửi đến các bạn bài viết: Thủ tục hải quan hàng trung chuyển. Rất mong những kiến thức Nguyên Đăng cung cấp hỗ trợ các bạn phần nào trong công viêc. Mọi góp ý, thắc mắc xin vui lòng gửi về hòm thư Fanpage của Nguyên Đăng Việt Nam hoặc hotline: +84 24 7777 8468

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.