Quy hoạch cảng biển đến năm 2030

Quy hoạch cảng biển đến năm 2030

Hệ thống cảng biển đang được quy hoạch đồng bộ với đường sắt, đường bộ để đẩy mạnh lưu thông hàng xuất nhập khẩu

Quy hoạch cảng biển đến năm 2030 có điểm gì mới?

Vừa qua, chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050. Điểm mới là thay vì 6 nhóm cảng theo quy hoạch cũ thì nay quy hoạch phân loại theo 5 nhóm cảng biển từng vùng địa lý và mục tiêu phát triển từng nhóm. Mỗi nhóm có các chỉ tiêu, tầm nhìn, dự án đầu tư trong tương lai.

Về xếp hạng, quy hoạch mới không còn là ba cảng được xếp hạng đặc biệt là cửa ngõ quốc tế, trung chuyển nữa mà chỉ còn hai cảng là cảng biển Hải Phòng và cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu. (Trước đó có thêm Cảng Vân Phong, Khánh Hòa)

15 cảng biển loại I, cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực là cảng biển Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, TP HCM, Đồng Nai, Cần Thơ, Long An, Trà Vinh. Trong đó, các cảng biển Thanh Hóa, Đà Nẵng, Khánh Hòa được quy hoạch tiềm năng thành cảng biển đặc biệt.

6 cảng biển loại II, cảng tổng hợp địa phương là cảng biển Quảng Bình, Quảng Trị, Ninh Thuận, Bình Thuận, Hậu Giang, Đồng Tháp. Đây là các cảng phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của vùng, địa phương.

13 cảng biển loại III, cảng chuyên dùng là các cảng còn lại, phục vụ chủ yếu cho hoạt động của doanh nghiệp.

Lần đầu tiên, quy hoạch cảng biển được thực hiện với trình tự thủ tục chặt chẽ theo quy định trong Luật Quy hoạch và thực hiện đồng bộ với 5 quy hoạch giao thông là đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không. Do đó, từng phương thức được phân rõ vai trò trên từng hành lang vận tải và bảo đảm đồng bộ trong kết nối.

Trong quy hoạch 5 lĩnh vực, cảng biển được ưu tiên lựa chọn vị trí. Các phương thức đường thủy, đường bộ và đường sắt, tùy thuộc lượng hàng thông qua cảng, chủng loại hàng, cự ly và khả năng huy động nguồn lực sẽ được kết nối với vai trò gom và giải tỏa hàng hóa cho các cảng biển. Các bến cảng thủy nội địa trong vùng nước cảng biển được đưa vào quy hoạch nhằm tháo gỡ điểm nghẽn giao thông kết nối với cảng biển.

Cụ thể, quy hoạch cảng biển xác định có các tuyến đường sắt kết nối với cảng loại đặc biệt và loại I. Cùng với đó là hệ thống quốc lộ, đường địa phương kết nối các cảng nhỏ hơn. Theo đó, hàng hóa từ các vùng miền sẽ được di chuyển bằng đường sắt đến cảng lớn thay vì phần lớn sử dụng đường bộ như hiện nay.

Thông tin thêm

Nhu cầu vốn đầu tư cảng biển đến năm 2030: 313 000 tỷ đồng

Mục tiêu đến năm 2030:

  • Hàng hóa thông quan: 138-181 triệu tấn
  • Hành khách: 1,9 – 2 triệu lượt

Theo vnexpress

Theo dõi page Nguyên Đăng để cập nhật những thông tin, tin tức mới nhất.

Nguyen Dang Viet Nam Co., ltd
Address: Room 401, No 1, 329 alley, Cau Giay Street, Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Website: https://nguyendang.net.vn/
TEL: +84-24 7777 8468
Member of networks: WWPC, GLA, FIATA, VLA
Facebook: https://www.facebook.com/NguyenDangVietNam/
Group: https://www.facebook.com/groups/thutuchaiquanvietnam
Twitter: https://twitter.com/NguyenDangLog
Youtube: http://www.youtube.com/c/NguyenDangVietNam

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.