Các hình thức trung chuyển hàng hóa quốc tế phổ biến hiện nay

Các hình thức trung chuyển hàng hóa quốc tế phổ biến hiện nay

Nhiều người vẫn nhầm tưởng rằng vận chuyển hàng hoá quốc tế  đơn giản chỉ là việc bốc hàng hoá từ nước xuất khẩu lên phương tiện vận chuyển, sau đó sẽ đi thẳng tới nước nhập khẩu nhập khẩu. Điều này về cơ bản không sai, nhưng nó lại “thiếu chính xác” ở chỗ là không phải lô hàng nào cũng được vận chuyển với 1 phương thức như vậy. Hàng hoá khi được vận chuyển (đặc biệt là vận chuyển đường biển) thường sẽ được trung chuyển theo một trông những hình thức dưới đây

Các hình thức trung chuyển hàng hóa quốc tế phổ biến

Chuyển khẩu

Chuyển khẩu là hình thức hàng hóa được mua từ một quốc gia, vùng lãnh thổ để bán sang một quốc gia, vùng lãnh thổ khác mà không phải làm các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá đó tại Việt Nam

Tại Việt Nam, khái niệm chuyển khẩu hàng hóa được đề cập tại khoản 1 Điều 30 Luật Thương mại 2005 là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
Ví dụ: Công ty A tại Việt Nam mua máy xúc của công ty B Tại Nhật Bản, nhưng không trực tiếp nhập khẩu vào Việt Nam mà bán thẳng cho công ty C tại Philipines

Tạm nhập – Tái xuất

Tạm nhập, tái xuất là hình thức hàng hóa được đưa từ một quốc gia, vùng lãnh thổ này tới Việt Nam sau đó được tái xuất khẩu đến 1 nước thứ 3. Hàng hoá này sẽ phải làm làm thủ tục nhập khẩu vào và thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi lãnh thổ Việt Nam

  • Tạm nhập là việc cho hàng hóa nước ngoài quá cảnh trên lãnh thổ một quốc gia trong một thời gian nhất định trước khi xuất sang thị trường nước thứ ba.
  • Tái xuất là quá trình tiếp sau của tạm nhập. Hàng hóa được xuất khẩu hai lần nên gọi là tái xuất.

Tại Việt Nam, thủ tục tạm nhập tái xuất được quy định rõ tại Điều 29 Luật Thương mại 2005.

Tạm xuất – Tái nhập

Ngược với hình thức “Tạm nhập – Tái xuất”, Tạm xuất – Tái nhập hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt có cơ chế hải quan riêng. Hàng hoá sẽ được tạm thời xuất khẩu trong một thời gian, làm thủ tục xuất khẩu và phải làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hóa đó vào Việt Nam.

Các mặt hàng tạm xuất tái nhập thường là các mặt hàng xuất đi để sửa chữa, bảo hành, sản xuất, thi công, cho thuê theo hợp đồng với nước ngoài.

Quá Cảnh

Quá cảnh hàng hóa là việc vận chuyển hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nam kể cả việc trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, thay đổi phương thức vận tải hoặc các công việc khác được thực hiện trong thời gian quá cảnh.

Hàng hoá quá cảnh sẽ cần phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập và cửa khẩu xuất theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành

Hàng hóa quá cảnh vào và ra khỏi Việt Nam phải theo đúng cửa khẩu, tuyến đường quy định, lượng hàng xuất ra phải đúng bằng lượng hàng nhập vào, nguyên đai, nguyên kiện. Bên cạnh đó, hàng hóa khi vào lãnh thổ Việt Nam phải chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan Việt Nam trong toàn bộ thời gian quá cảnh.

Ví dụ: Ví dụ 1 doanh nghiệp ở Lào muốn nhập khẩu chà là tươi từ Indonesia, cách khả dĩ nhất cho hàng số lượng lớn là vận chuyển FCL bằng đường biển. Tuy nhiên Lào lại là quốc gia không giáp biển, cho nên số container này sẽ phải quá cảnh ở Việt Nam sau đó tiếp tục theo đường bộ từ Việt Nam sang Lào.

Như Vậy Nguyên Đăng đã giới thiệu tới bạn 4 hình thức trung chuyển hàng hóa quốc tế phổ biến nhất hiện nay. Bạn thấy còn hình thức trung chuyển nào chưa đuwocj đề cập tới? hãy để lại dưới commnet nhé

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.