Shipping Mark (nhãn vận chuyển) là những thông tin hàng hàng hoá xuất hiện trên các đơn vị đóng gói (thùng carton, kiện…) giúp việc vận chuyển hàng hoá diễn ra thuận lợi và an toàn. Vậy chúng là gì? Tại sao chúng ta lại phải dán hoặc in chúng lên như vậy? Hãy cùng Nguyên Đăng tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!
Shipping Mark là gì?
Thực ra Shipping Mark không phải là thứ gì đó phức tạp mà vẫn được chúng ta sử dụng hàng ngày. Chẳng hạn khi gửi đồ cho người quen, những lưu ý kiểu “hàng dễ vỡ xin nhẹ tay” mà bạn dán trên kiện hàng cũng được xem là một Shipping Mark.
Shipping Mark trong vận chuyển được hiểu đơn giản là các ký hiệu, từ hoặc số được in hoặc dán trên mỗi đơn vị đóng gói hàng hoá nhằm mô tả về các thuộc tính hoặc các hướng dẫn xử lý mặt hàng đó. Những thông tin trên giúp các đơn vị vận chuyển, xếp dỡ và bảo quản hàng hoá xử lý một cách phù hợp và an toàn
Ngoài ra, nó còn giúp người nhận hàng xác định số lượng, loại hàng cùng nhiều thông tin khác, đảm bảo giao hàng nhanh chóng và chính xác.
Để giảm thiểu các rủi ro giao hàng nhầm, tai nạn hoặc thiệt hại, mất mát do quá trình xử lý và bảo quản hàng hoá không đúng cách, mỗi đơn vị đóng hàng (như thùng carton) phải được đánh dấu chính xác và đầy đủ các nhãn vận chuyển theo yêu cầu.
Các loại nhãn vận chuyển
Shipping mark đa dạng về mặt hình thức cũng như cách in, dưới đây là một vài loại nhãn dán phổ biến hiện nay:
- Dạng in
- Dạng ký tự
- Dạng ảnh chụp văn bản
- Dạng bảng in
- Dạng hình vẽ
- Dạng nhãn đúc
- Dạng nhãn chạm hoặc khắc lên vật chứa
- Dạng viết tay
Các thông tin cần có trên nhãn vận chuyển
Shipping Mark là một thuật ngữ không có quy định rõ ràng. do đó bất kì ký hiệu, từ và số nào xuất hiện trên thùng hàng đều có thể được coi là Shipping Mark. Tuy nhiên, để việc mua bán thuận lợi hơn, hai bên mua và bán thường thoả thuận với nhau về điều này. Tuy nhiên phải thể hiện được những thông tin cơ bản sau:
- Tên hàng (bằng tiếng Anh)
- Tên đơn bị sản xuất/xuất khẩu
- Mã ký hiệu hàng hoá
- Tên đơn vị nhập khẩu
- Thứ tự các kiện hàng hoá
- Nhà sản xuất
- Lưu ý sắp xếp hàng hoá, số thứ tự các kiện hàng ….
- Số thứ tự kiện/tổng số kiện
- Ngoài ra, có thể thêm các thông tin như Số hợp đồng/invoice
Quy định về nhãn vận chuyển
Quy định hiện hành về ghi nhãn đối với hàng hóa xuất khẩu được quy định tại mẫu shipping mark theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/04/2017 của Chính phủ về Nhãn hàng hóa
Theo đó, Điều 1, khoản 2, quy định: (i) Hàng hóa xuất khẩu không tiêu thụ nội địa không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định
Về vấn đề này, ngày 13/11/2014, Tổng cục hải quan có Công văn số 13798/TCHQ-GSQL về về Ghi nhãn hàng hóa xuất khẩu gửi Cục Hải quan các tỉnh, thành phố, theo đó:
Việc ghi nhãn đối với hàng hóa xuất khẩu thực hiện theo thỏa thuận của tổ chức, cá nhân nước ngoài với doanh nghiệp xuất khẩu theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 89 nêu trên. Doanh nghiệp xuất khẩu tự chịu trách nhiệm trong trường hợp có xảy ra tranh chấp hoặc khiếu kiện của phía nước ngoài.
Khi làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan căn cứ vào thông tin khai trên tờ khai hải quan và thực tế hàng hóa (đối với hàng hóa phải kiểm tra thực tế) để quyết định thông quan.
Một số lưu ý của Shipping Mark trên chứng từ xuất nhập khẩu
Hầu hết tất cả các chứng từ xuất khẩu có thể hiển thị Shipping Mark ở một tỷ lệ khác nhau.
Một số tài liệu có thể bao gồm hầu hết tất cả các nhãn vận chuyển liên quan đến lô hàng, trong khi một số tài liệu có thể đề cập đến một hoặc hai Shipping Mark.
Packing List nên có càng nhiều Shipping Mark càng tốt. Ngoài Packing List; Bill of Lading và Commercial Invoice phải có Shipping Mark liên quan.
Hy vọng rằng, Nguyên Đăng Việt Nam đã cung cấp những thông tin trên đây đã giúp các quý khách hiểu rõ được Shipping Mark là gì và vai trò của nó ra sao trong quá trình vận chuyển hàng hóa quốc tế cũng như tìm hiểu được shipping mark form, shipping mark trên bill và shipping mark trong xuất nhập khẩu là gì. Mọi thắc mắc của quý khách hàng vui lòng liên hệ qua hotline để được giải đáp.