Phương thức thanh toán L/C – Letter of Credit

Phương thức thanh toán L/C - Letter of Credit

Phương thức thanh toán L/C – Ngày nay, nhu cầu mua bán, trao đổi thương mại ngày càng tăng. Vì thế, có nhiều phương thức thanh toán khác nhau giữa bên bán và bên mua được sử dụng. Một trong những phương thức thanh toán quốc tế phổ biến là thanh toán L/C. Hãy cùng Nguyên Đăng tìm hiểu về phương thức này nhé.

Phương thức thanh toán L/C (Letter of Credit ) là gì?

Khi có sự mua bán giữa 2 bên ở các nước khác nhau, giữa người nhập khẩu và người xuất khẩu chưa thật sự tin tưởng nhau nên cần một bên đứng ra bảo đảm về việc sẽ thanh toán của bên nhập khẩu giúp 2 bên yên tâm về quyền lợi của mình.

Thư tín dụng (Letter of Credit – L/C) là thư do ngân hàng phát hành, theo yêu cầu của người nhập khẩu, cam kết với người bán về việc thanh toán một khoản tiền nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định, khi người bán xuất trình được một bộ chứng từ hợp lệ, đúng theo quy định trong L/C.

Các bên tham gia thư tín dụng

  • Người xin mở thư tín dụng chứng từ (Applicant): Người mua, người nhập khẩu hàng hóa.
  • Người hưởng lợi thư tín dụng (Beneficiary): Người bán, người xuất khẩu hàng hóa.
  • Ngân hàng mở thư tín dụng (Issuing bank): Là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu có thể cấp tín dụng cho người nhập khẩu.
  • Ngân hàng thông báo thư tín dụng: Thường là ngân hàng đại lý của ngân hàng mở thư tín dụng hoặc ngân hàng bên bán.
  • Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank), ngân hàng chiết khấu(Negotiating bank), ngân hàng trả tiền (Reimbursing Bank): Các ngân hàng này có thể có hoặc không tùy thuộc vào yêu cầu của người mua trong đơn xin mở L/C và sự ủy nhiệm của ngân hàng mở L/C.

Hồ sơ xin mở L/C

  • Đơn yêu cầu mở L/C.
  • Quyết định thành lập doanh nghiệp (đối với các doanh nghiệp giao dịch lần đầu).
  • Đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp giao dịch lần đầu).
  • Đăng ký mã số xuất nhập khẩu – nếu có (đối với doanh nghiệp giao dịch lần đầu).
  • Hợp đồng gốc (trường hợp ký hợp đồng qua fax thì đơn vị phải ký và đóng dấu trên bản sao).
  • Hợp đồng nhập khẩu uỷ thác (nếu có).
  • Giấy phép nhập khẩu.
  • Cam kết Thanh toán, Hợp đồng Tín dụng (trường hợp vay vốn), công văn phê duyệt cho mở L/C trả chậm (trường hợp mở L/C trả chậm).
  • Bản giải trình mở L/C do phòng Tín dụng của Chi nhánh lập được Giám đốc chi nhánh hoặc người được Giám đốc uỷ quyền phê duyệt (trường hợp ký quỹ dưới 100% trị giá L/C).
  • Tất cả các chứng từ trên đều phải xuất trình bản gốc và lưu lại bản sao có đóng dấu treo của doanh nghiệp. Riêng các chứng từ sau sẽ phải lưu bản gốc:
  • Cam kết  thanh toán.
  • Hợp đồng vay vốn.
  • Hợp đồng mua bán ngoại tệ.
  • Đơn xin mở L/C của khách hàng.
  • Bản giải trình mở L/C.

Lưu ý:

  • Dựa trên hợp đồng mua bán ngoại thương đã ký kết nhưng người nhập khẩu có thể thêm một số nội dung có lợi cho mình.
  • Trên đơn phải có chữ ký của Giám đốc và Kế toán trưởng đơn vị nhập khẩu. Nếu thực hiện nhập khẩu uỷ thác thì trên đơn xin mở L/C phải có đầy đủ 4 chữ ký: chữ ký của Giám đốc và Kế toán trưởng đơn vị nhập khẩu uỷ thác và chữ ký của Giám đốc và Kế toán trưởng của đơn vị nhận uỷ thác.
  • Ðể tránh L/C phải tu chỉnh nhiều lần mất thời gian và tốn kém, nhà nhập khẩu có thể fax đơn xin mở L/C đến nhà xuất khẩu xem trước và xin ý kiến.
  • Nhà nhập khẩu nên xem L/C bản gốc và đề nghị tu chỉnh nếu cần để bảo vệ quyền  lợi cho mình.

Quy trình thanh toán bằng L/C

  • Người bán và người mua kí kết hợp đồng theo phương thức L/C. Trong hợp đồng đã nêu rõ quy định các yêu cầu trong L/C.
  • Người mua làm đơn xin mở L/C gửi đến ngân hàng đại diện của mình.
  • Ngân hàng đại diện người mua sẽ xem xét, nếu chấp thuận sẽ gửi L/C cho ngân hàng đại diện của người bán để gửi cho người xuất khẩu. 2 ngân hàng phải có quan hệ đại lý thì ngân hàng đại diện người bán mới có khả năng để kiểm tra tính chính xác của L/C.
  • Ngân hàng đại diện người bán sẽ đánh giá L/C và chuyển L/C bản gốc đến người bán, người bán kiểm tra khả năng đáp ứng L/C và có thể đề nghị chỉnh sửa (nếu cần). Nếu mọi thứ đã đúng thì sẽ giao hàng cho người mua.
  • Sau khi giao hàng, người bán cần chuẩn bị bộ chứng từ hợp lệ để chuyển cho ngân hàng đại diện của mình và kèm theo là thông báo đòi tiền. Giao chứng từ và yêu cầu thanh toán.
  • Sau khi nhận bộ chứng từ, ngân hàng đại diện người bán kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ.
  • Ngân hàng đại diện người mua sẽ nhận được bộ chứng từ và kiểm tra bộ chứng từ đó rồi thông báo kết quả kiểm tra cho ngân hàng đại diện người bán. Bộ chứng từ này nếu sai thì ngân hàng đại diện người bán có trách nhiệm yêu cầu sửa. Nếu hợp lệ thì ngân hàng đại diện người thông báo cho người bán và thanh toán.
  • Sau khi ngân hàng đại diện người bán đã thanh toán cho người bán. Ngân hàng đại diện người mua sẽ tiến hành phát hành thanh toán đến người mua.
  • Người mua thực hiện thanh toán cho ngân hàng mà người mua yêu cầu mở L/C

Trên đây là trường hợp đơn giản nhất chỉ có 4 bên tham gia vào quy trình.

Rủi ro và lưu ý khi sử dụng

  • Kiểm tra tính chính xác của chứng từ phải khớp với LC.
  • L/C hoạt động độc lập với hợp đồng ngoại thương mặc dù L/C được hình thành dựa trên cơ sở hợp động mua bán giữa 2 bên.
  • Ngân hàng chỉ kiểm tra chứng từ ko kiểm tra hàng hóa nên hàng hóa vẫn có thể không đúng chất lượng
  • Các ngân hàng làm việc với nhau trên cơ sở chứng từ, chứ không quan tâm hàng hóa.
  • Người mua mở L/C, và người thụ hưởng đòi tiền ngân hàng phát hành L/C.
  • Người mua vẫn phải ký quỹ một khoản tiền (thậm trí là 100% giá trị hợp đồng)
  • Người bán nếu không xuất trình bộ chứng từ theo quy định trong L/C sẽ không được thanh toán tiền hàng.

Ý nghĩa

  • L/C là một cam kết trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền có điều kiện và có thời hạn.
  • L/C do một bên phát hành nhưng có thể cho một hay nhiều người hưởng lợi, người phát hành chứng từ này phải là ngân hàng thương mại.
  • Các chứng từ ghi trong L/C là căn cứ trả tiền của L/C thương mại.
  • L/C đáp ứng được những yêu cầu chủ yếu trong thương mại quốc tế.
  • Trong giao dịch bằng L/C, luôn có sự hiện diện của ngân hàng đại diện của hai bên đối tác cùng với những yêu cầu khắt khe về bộ chứng từ những yếu tố đó sẽ dung hòa lợi ích đối nghịch giữa các bên tham gia.

Như vậy, chúng ta đã phần nào hiểu được thanh toán L/C là gì và cách thức thanh toán của nó. Nguyên Đăng hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn. Nếu có góp ý hay bất kì câu hỏi nào hãy liên hệ với chúng tôi!

Leave a Reply

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.