Vận đơn đích danh (Straight Bill of Lading) – Trong vận chuyển quốc tế, việc sử dụng Bill of Lading là hết sức phổ biến. Tùy vào điều kiện thực tế mà ta lại sử dụng các loại Bill of Lading khác nhau. Hôm nay, Nguyên Đăng xin giới thiệu tới các bạn loại vận đơn có tên Vận đơn đích danh
Vận đơn đích danh (Straight Bill of Lading) là gì
Vận đơn đích danh (Straight Bill of Lading) hay còn có tên gọi khác là Named Bill of Lading là loại vận đơn mà trong ô Consignee ghi rõ tên (đích danh) và địa chỉ của người nhận hàng.
Vận đơn ký hậu đích danh cũng miễn cưỡng được xem là một loại B/L đích danh.
Việc ghi rõ đích danh tên người nhận đồng nghĩa với việc chỉ duy nhất người nhận hàng có tên trên bill có thể nhận hàng khi hàng cập cảng đích. Vận đơn đích danh không có giá trị chuyển nhượng lại cho người khác bằng cách ký hậu chuyển nhượng.
loại vận đơn này thường được sử dụng trong các trường hợp sau
- Quà biếu, tặng
- Cá nhân gửi cho cá nhân
- Công ty mẹ – công ty con (hàng nội bộ công ty)
- Hàng triển lãm.
Vận đơn đích danh có phải xuất trình khi nhận hàng?
Bộ luật Hàng hải Việt Nam, Điều 86 nêu:
- Theo yêu cầu của người giao hàng, người vận chuyển có nghĩa vụ ký phát cho người giao hàng một bộ vận đơn.
- Vận đơn có thể được ký phát dưới các dạng sau:
- Ghi rõ tên người nhận hàng, gọi là vận đơn đích danh và Điều 89, khoản 3 nêu: “B/L đích danh không được chuyển nhượng. Người có tên trong B/L đích danh là người nhận hàng hợp pháp”.
Nếu vận đơn của bạn là vận đơn đích danh (straight bill of lading). Nhưng tại cảng trả hàng, người vận chuyển vẫn yêu cầu bạn phải xuất trình vận đơn mới nhả hàng. Vậy người vận chuyển có đúng không?
TRẢ LỜI: Việc người mua xuất trình vận đơn đích danh cho người vận chuyển hay không thì tùy vào luật pháp mỗi nước ta lại có câu trả lời khác nhau
Hãy xem xét một vụ tranh chấp khá nổi tiếng trên thế giới về Straight Bill of Lading để có cái nhìn rõ hơn
Vào năm 2002, Nguyên Đơn Voss Peer đâm đơn kiện hãng tàu APL Co Pte Ltd (bị đơn), tới Tòa phúc thẩm Singapore như sau
Nguyên đơn bán một xe ôtô cho Seohwan – một công ty của Hàn Quốc và chở trên tàu của APL. Hãng tàu này phát hành một vận đơn có ghi ở ô “người nhận hàng” (consignee) là “Seohwan” nhưng không có từ “to order” kèm theo nên vận đơn này được coi là “vận đơn đích danh”
Hãng tàu APL đã bàn giao chiếc ôtô đó tại cảng trả hàng mà không thu hồi vận đơn từ người nhận hàng Seohwan.
Tuy nhiên, giữa người bán hàng (nguyên đơn) và người mua hàng (người nhận hàng) lại nảy sinh mâu thuẫn về thanh toán tiền chiếc ô tô nói trên, Do không được thanh toán, Voss Peer đã đâm đơn kiện hãng tàu APL đòi bồi thường thiệt hại.
Tòa phúc thẩm phải xem xét và đưa ra phán quyết về việc không thu hồi vận đơn trước khi trả hàng cho người nhận hàng của APL là đúng hay sai
Về phần mình, APL cho rằng “Vận đơn đích danh” là loại vận đơn không giao dịch được (non-negotiable), tương tự như hay giống với “sea waybill” nên không cần phải xuất trình vận đơn khi trả hàng.
Tuy nhiên, Tòa phúc thẩm đã phán quyết rằng không thể đánh đồng “Straight Bill of Lading” với “sea waybill”. “Straight Bill of Lading” phải được xem là một vận đơn bình thường, cho nên, chủ tàu chỉ được giao hàng khi người nhận hàng xuất trình vận đơn. Việc APL giao hàng mà không thu hồi vận đơn là hoàn toàn sai
Tòa phúc thẩm còn cho rằng, nếu muốn có tác dụng như “sea waybill” thì phải ghi ngay lưu ý lên vận đơn hoặc có thỏa thuận trong các văn bản khác có liên quan
Trong một vụ kiện khác tại Anh có tình huống tượng tự, tòa lại đưa ra phán quyết hoàn toàn khác
Tại vụ kiện liên quan có số tham chiếu The Rafaela S [2002] 2LLR 403, langley J, tòa phúc thẩm lại phán rằng không cần phải xuất trình vận đơn đích danh khi nhận hàng.
Tòa cho rằng “vận đơn đích danh” không phải là một vận đơn vì nó không có giá trị như là“chứng từ về quyền sở hữu” (document of title)
Hàng hóa đang vận chuyển có thể được giao dịch, chuyển nhượng bằng cách ký hậu (endorsement) vận đơn. Tuy nhiên “vận đơn đích danh” lại không có chức năng này
Vì không phải vận đơn, người nhận hàng không cần phải xuất trình vận đơn đích danh ngay khi nhận hàng dù cho trên vận đơn có yêu cầu phải xuất trình (khi nhận hàng). Điều này đồng nghĩa với việc hãng tàu không có trách nhiệm phải thu hồi vận đơn đích danh trước khi giao hàng
Cho nên, cần chú ý quy định về Straight Bill of Lading tại nước nhập khẩu. Nhằm tránh những tranh chấp về sau, bên mua, bên bán và người vận chuyển cần thống nhất các phương án khi sử dụng loại bill này.
Bill đích danh tại Việt Nam
Khoản 3, Điều 19 Nghị định số 87/2009/NĐ-CP (19 .10.2009) về vận tải đa phương thức quy định:
“Khi chứng từ vận tải đa phương thức đã được phát hành dưới dạng không chuyển nhượng được thì hàng hóa được giao trả cho người có tên là người nhận hàng trong chứng từ, khi người đó chứng minh được mình là người nhận hàng có tên trong chứng từ”.
=> Vì vậy, người nhận hàng không cần phải xuất trình vận đơn. Người vận chuyển không cần thu hồi vận đơn
Trong khi điều 93 Bộ luật Hàng hải Việt Nam lại ghi rằng:
“Khi tàu biển đến cảng trả hàng, người vận chuyển có nghĩa vụ trả hàng cho người nhận hàng hợp pháp nếu có vận đơn gốc, giấy gửi hàng đường biển hoặc chứng từ vận chuyển khác có giá trị để nhận hàng quy định tại Điều 89 của Bộ luật này. Sau khi hàng hóa đã được trả, các chứng từ vận chuyển còn lại không còn giá trị để nhận hàng”.
=> Vì vậy, người nhận hàng cần phải xuất trình vận đơn. Người vận chuyển phải thu hồi vận đơn
Bạn muốn vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu và chưa tìm thấy forwarder uy tín? Liên hệ Nguyên Đăng ngay để được tư vấn hoàn toàn miễn phí và nhận váo giá với cước cạnh tranh!
——————————————
Nguyen Dang Viet Nam Co., ltd – First Class Freight Forwarder in Vietnam
Address: Room 401, No 1, 329 alleys, Cau Giay Street, Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Website: https://nguyendang.net.vn/
TEL: +84-24 7777 8468
Email: ovs.group@nguyendang.net.vn
Member of networks: WWPC, GLA, FIATA, VLA
Fanpage English:
https://www.facebook.com/VietnamfreightFWD
Group English:
https://www.facebook.com/groups/nguyendang.net.vn
Fanpage Vietnamese:
https://www.facebook.com/NguyenDangVietNam/
Group Vietnamese:
https://www.facebook.com/groups/thutuchaiquanvietnam
Twitter: https://twitter.com/NguyenDangLog
Youtube: http://www.youtube.com/c/NguyênĐăngViệtNam