Bảo hiểm hàng hóa là loại bảo hiểm bồi thường cho người mua khi hàng hóa vận chuyển bị hư hỏng hoặc mất mát. Dù đã ra đời cách đây hàng thế kỉ, nhưng cho đến nay, việc mua bất kỳ hình thức bảo hiểm nào vẫn là điều “bất đắc dĩ” đối với các chủ hàng.
Tại sao lại là bất đắc dĩ?
Về bản chất, bảo hiểm là một lợi ích vô hình, chỉ có thể đạt được khi khi có thiệt hại hàng hóa. Hay nói đúng hơn là biện pháp giảm thiểu thiệt hại NẾU có sự cố xảy ra!
“NẾU” chắc chắn là không chắc chắn; trong khi tiền bảo hiểm cho mỗi lô hàng là thứ chắc chắn phải trả!
Gượm đã… nếu không thích, tôi có thể không mua cơ mà?
Đúng! Bạn có quyền lựa chọn mua hay không mua bảo hiểm. Tuy nhiên, điều này như việc buộc chơi trò đỏ đen tung đồng xu vậy
Đỏ: việc mua bảo hiểm cho cả trăm lô hàng là một sự lãng phí vì chẳng có lô nào gặp sự cố cả…
Nhưng nếu đen thì bạn biết rồi đấy!
7749 kiểu hư hại hàng hoá khi vận chuyển
Việc vận chuyển hàng hoá không chỉ đơn giản là chở từ điểm A đến điểm B rồi nhận thù lao.
Để được vận chuyển bằng tàu, tàu hỏa, xe tải,… hàng hóa phải được đóng vào các CTU như một biện pháp đảm bảo. Tuy nhiên, bản thân các CTU này cũng gặp những rủi ro nhất định khi vận chuyển…
Vận chuyển bằng đường bộ
Khi vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, có một số lực tác động lên hàng hóa do chuyển động của xe tải, độ dốc của đường, độ nghiêng của xe, tốc độ di chuyển, dừng đột ngột, v.v.
Hàng hóa của bạn có thể phải chịu:
- Lực hấp dẫn (Gravitational force)
- Lực ma sát (Frictional force)
- Giảm tốc ngẫu nhiên (Random Deceleration)
- Tăng tốc ngẫu nhiên (Random Acceleration)
- Lực ly tâm (Centrifugal force)
- Lực rung (Vibratory force)
Những lực này có thể gây ra trượt, lật, va đập thậm chí là văng hàng hóa xuống đường gây hư hỏng nghiêm và/hoặc các tài sản khác hoặc con người.
Vận chuyển bằng đường sắt
Nếu lựa chọn vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt, bạn cần xem xét một số lực tác động lên hàng hóa trong quá trình vận chuyển do chuyển động của toa xe, độ rung của đường ray, tốc độ di chuyển, dừng bất ngờ, v.v.
Hàng hóa có thể phải chịu:
- Lực dọc và lực ngang (Longitudinal and horizontal forces) trong quá trình phanh và tăng tốc
- Transverse horizontal forces – dao động toa xe (lúc lắc) trong quá trình vận chuyển
- Lực hấp dẫn
- Lực ma sát
- Giảm tốc ngẫu nhiên
- Tăng tốc ngẫu nhiên
- Lực ly tâm
- Lực rung
Những lực này có thể gây ra trượt, lật, va đập, thậm chỉ rơi khỏi toa làm hư hỏng nghiêm trọng hàng hóa và/hoặc các tài sản khác hoặc con người.
Vận chuyển bằng đường biển
Giả sử có đầy đủ tiện nghi, thì việc sống thử trong container giữa biển khơi dù chỉ một ngày có thể là trải nghiệm tồi tệ nhất trong cuộc đời bạn!
Khi di chuyển, tàu chở hàng có thể di chuyển theo 6 cách khác nhau. Mỗi chuyển động của tàu gây ra những tác động tương ứng với hàng hóa trong container.
Nếu không được chằng buộc cẩn thận, hàng hóa có thể bị xe dịch, làm tổn hại vỏ container hoặc thậm chí là văng ra ngoài
Hãy lấy một ví dụ để dễ liên tưởng nhé!
Bạn đang ngồi ở ghế sau của một chiếc ô tô và không thắt dây an toàn và người lái xe đâm vào gờ giảm tốc ở tốc độ 80 km một giờ. Nhiều khả năng, bạn sẽ bị hất tung khỏi ghế và va vào nóc ô tô gây thương tích nhất định.
Bây giờ hãy tưởng tượng những cuộn thép hoặc khối đá granit lớn, tự do di chuyển trong container mỗi khi con tàu trải qua một chuyển động phập phồng (tương tự như va vào gờ giảm tốc của một chiếc ô tô đang chạy nhanh) trên biển động.
Khi biển động, góc chòng chành của những con tàu container hiện đại có thể lên đến 40 độ. Hãy hình dung, những cuộn thép và khối đá granit hơn 5 tấn trong container nghiêng 40 độ va từ bên này sang bên kia vách bên với lực lớn như thế nào.
Và nếu chúng không phải là khối đá hay cuộn thép mà là những kiện hàng dễ vỡ không được chằng buộc cẩn thận thì sẽ ra sao nhỉ
Thiệt hại hàng hóa và sự cần thiết của việc mua bảo hiểm hàng hóa
Chắc bạn thắc mắc, tại sao ở mục trên tôi lại đề cập tới các kiểu thiệt hại hàng hoá mà không phân tích việc có nên mua bảo hiểm hay không?
Vì theo số liệu của UK P&I Club, hư hại hàng hoá là nguyên nhân hàng đầu của các yêu cầu bồi thường bảo hiểm
Mặc dù hàng hóa khi vận chuyển đều gặp nguy cơ theo nhiều cách.. nhưng thực tế, điều này thường bị xem nhẹ… Thông thường, bạn thường tập trung vào việc kinh doanh, với trọng tâm là đưa hàng hóa đến tay người mua kịp thời và nhận được tiền của mình.
Việc đóng gói, bảo quản và vận chuyển hàng hóa được giao cho người khác (thường là forwarder) xử lý.
Trong suy nghĩ của một số shipper, họ có thể cảm thấy rằng khoảng cách của một số chuyến hàng là ngắn, chẳng hạn như trong một chuyến hàng từ Hà Nội đến Hải Phòng, nên không cần phải phải có bảo hiểm hàng hóa.
Hoặc họ có thể cảm thấy rằng họ không phải chịu trách nhiệm bảo hiểm vì họ có thể đã giải thích các điều khoản bán hàng không chính xác…
Dù trong hoàn cảnh nào, thực tế là BẤT CỨ ĐIỀU GÌ cũng có thể xảy ra với hàng hóa của bạn khi đang vận chuyển bao gồm cả việc bị hư hỏng hoặc bị đánh cắp dù bạn muốn hay không, và cố gắng kiểm soát đến đâu.
Theo báo cáo của BSI & TT Club Cargo Theft Report 2020, Nam Phi, Brazil, Ấn Độ, Anh và Mexico đứng đầu danh sách các quốc gia dẫn đầu về nạn trộm cắp hàng hóa trong năm 2019. Trong đó, Nam Phi là quốc gia có nguy cơ bị mất cắp hàng hóa cao nhất.
Theo báo cáo, chỉ riêng ở Mexico, hơn 6000 vụ trộm cắp hàng hóa được ghi nhận trong một năm, hầu hết là trộm hàng xe tải. Tại Hoa Kỳ, các sản phẩm bị đánh cắp phổ biến nhất là thực phẩm và đồ uống, theo sau là kim loại và thiết bị điện tử ..
Trong nhiều trường hợp, mặc dù người mua hoặc người bán có thể có ý định bảo hiểm hàng hóa, nhưng việc giải thích không chính xác các điều khoản bán hàng hoặc Incoterms đã chọn có thể khiến bạn nghĩ rằng người còn lại đã mua hoặc họ có trách nhiệm mua bảo hiểm
Bạn cũng có thể đã phải đối mặt với một tình huống trong đó bạn có thể đã bị (các) nhà cung cấp dịch vụ của bạn đánh lừa.
Dù lý do là gì, nếu không được bảo hiểm đầy đủ, một khi hàng hóa bị hư hỏng hoặc tổn thất, bạn với tư cách là người mua hoặc người bán sẽ phải gánh chịu toàn bộ.
Vì vậy, câu trả lời cho câu hỏi “Có nên mua bảo hiểm hàng hóa hay không?” là “CÓ! CHẮC CHẮN RỒI”. Vì lợi ích của bạn và lợi ích của doanh nghiệp, bạn cần đảm bảo rằng hàng hóa khi vận chuyển phải được bảo hiểm đầy đủ ..
Các loại bảo hiểm hàng hóa
Việc mua bảo hiểm là cần thiết! Vậy nên mua bảo hiểm như thế nào?
Trong vận chuyển quốc tế, hàng hóa của bạn phải được bảo hiểm theo các mức A, B, và C do Lloyd’s Market Association (LMA) và International Underwriting Association of London (IUA) công bố.
Các mức này tương ứng với trách nhiệm bồi thường của công ty bán bảo hiểm theo từng loại tổn thất hàng hóa…
Hàng của tôi không được nhận bảo hiểm của hãng vận chuyển?
Có thể bạn cho rằng hãng vận chuyển (hãng tàu, công ty khai thác đường sắt,…) cũng có thể có bảo hiểm riêng; cho nên bạn yêu cầu họ bồi thường cho bất kỳ thiệt hại nào đối với hàng hóa của bạn.
Vì họ nhận vận chuyển hàng của tôi cơ mà?
Đúng là bảo hiểm trách nhiệm hàng hóa của hãng vận chuyển chi trả cho hãng tàu cho nhiệm của họ đối với những tổn thất đối với hàng hóa của khách hàng trong quá trình vận chuyển
Nhưng bảo hiểm Hàng hóa đang vận chuyển (Goods In Transit (GIT) insurance) này được cấu trúc đặc biệt chỉ để bảo đảm trách nhiệm của hãng vận chuyển chứ không phải bản thân hàng hóa.
Các chính sách bảo hiểm này thường giới hạn trách nhiệm của hãng vận chuyển.Những giới hạn trách nhiệm này thường có thể được tìm thấy trong terms and conditions của các văn bản bạn đã kia với họ. Với các hãng tàu, bạn có thể tìm thấy các điều khoản trách nhiệm này trên trang 1 của vận đơn.
Cho nên! Việc tự mua bảo hiểm cho mỗi chuyến hàng là điều vần thiết!
Bạn muốn tìm Forwarder ncos kinh nghiệm với các lô hàng có bảo hiểm hàng hóa? Liên hệ Nguyên Đăng ngay!
Nguyen Dang Viet Nam Co., Ltd – First Class Freight Forwarder in Vietnam
Address: Room 401, No 1, 329 alleys, Cau Giay Street, Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Website: https://nguyendang.net.vn/
TEL: +84-24 7777 8468
Member of networks: WWPC, GLA, FIATA, VLA
Fanpage English:
https://www.facebook.com/VietnamfreightFWD
Group English:
https://www.facebook.com/groups/nguyendang.net.vn
Fanpage Vietnamese:
https://www.facebook.com/NguyenDangVietNam/
Group Vietnamese:
https://www.facebook.com/groups/thutuchaiquanvietnam
Twitter: https://twitter.com/NguyenDangLog
Youtube: http://www.youtube.com/c/NguyênĐăngViệtNam