Quy trình ủy thác nhập khẩu

Ủy thác nhập khẩu

Ủy thác nhập khẩu là gì? tại sao lại không tự đứng ra nhập khẩu hàng hóa mà phải cần ủy thác cho bên thứ ba? Hãy cùng Nguyên Đăng tìm hiểu lý do qua bài viết ngày hôm nay nhé!

Ủy thác nhập khẩu là gì?

Ủy thác nhập khẩu được hiểu đơn giản là việc nhập khẩu thông qua trung gian. Trong đó, cá nhân, doanh nghiệp muốn nhập hàng về Việt Nam, tuy nhiên lại không thể (hoặc không muốn) trực tiếp đứng ra nhập khẩu. Trong trường hợp này, họ nhờ hoặc thuê một công ty thứ 3 có chức năng nhập khẩu (công ty nhận Ủy thác nhập khẩu) đứng ra đại điện nhập khẩu hộ lô hàng đó.

Dich vụ ủy thác nhập khẩu là một công ty có chức năng nhập khẩu đứng ra nhập khẩu hàng hóa hộ cho 1 cá nhân hoay một doanh nghiệp khác. Trong đó người thuê ủy thác sẽ phải trả phí dịch vụ ủy thác (cố định) hoặc hoa hồng ủy thác (% trên mỗi lô hàng).

Tại sao lại cần Ủy thác nhập khẩu?

  • Những lô hàng nhập khẩu thường có giá trị rất lớn, các mặt hàng khác nhau thì có yêu cầu những thủ tục giấy tờ khác nhau. Nếu bạn là một doanh nghiệp mới, không có hoặc có ít kinh nghiệm xử lý hàng hóa thì tìm một đơn vị ủy thác là một sự lựa chọn đúng đắn, chí ít là cho những lô hàng đầu tiên cho đến khi nắm bắt rõ bản chất vấn đề.
  • Doanh nghiệp của bạn chưa nắm rõ thương mại quốc tế: giao tiếp, đàm phán, ký kết hợp đồng, chứng thực người bán hàng nước ngoài thì rất dễ gặp những rủi ro về pháp lý và trách nhiệm mỗi bên. Khi đó, việc ủy thác cho một doanh nghiệp có kinh nghiệm là một giải pháp an toàn hơn cả
  • Rào cản về ngôn ngữ: Hầu hết các giao dịch quốc tế đều sử dụng tiếng anh là ngôn ngữ chính. Nếu bạn không phải là một người có vốn tiếng anh tốt thì hãy tìm một doanh nghiệp ủy thác đàm phán và kí kết hợp đồng. Các doanh nghiệp này thường xuyên làm việc với các đối tác nước ngoai
  • Nếu bạn là một cá nhân không có tư cách pháp nhân thì chắc chắn bạn không thể ký hợp đồng được với đối tác là doanh nghiệp nước ngoài. Nếu bạn muốn nhập hàng từ nước ngoài về thì bạn phải ký hợp đồng ủy thác cho một công ty dịch vụ xuất nhập khẩu để nhập hàng thay bạn.

Những lưu ý khi Ủy thác nhập khẩu

  • Nếu bạn thuê một doanh nghiệp đứng ra nhập khẩu ủy thác thì bạn sẽ phải chi trả một khoản cho việc này. Tùy vào công ty mà bạn sẽ phải trả phí dịch vụ ủy thác (một số tiền cố định) hay hoa hồng ủy thác (tính theo % giá trị lô hàng). Hoa hồng ủy thác dao động từ 1% – 3% giá trị lô hàng.
  • Bạn sẽ là người bị động về các khâu và hạn chế thông tin ít nhiều vì phải làm việc thông qua một đơn vị trung gian.
  • Rủi ro về Rò rỉ thông tin la điều có thể xảy ra nếu bạn làm qua một đơn vị ủy thác. Trong trường hợp xấu nhất, mẫu mã sản phẩm, nhà cung cấp hay thậm chí thông tin của chính bạn sẽ bị lộ với đối thủ cạnh tranh. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ra mắt của các sản phẩm mới.
  • Nguy cơ mất mối nhập khẩu hàng độc quyền hoặc mối nhập hàng với giá cạnh tranh. Đã có những trường hợp công ty nhận ủy thác tự đứng ra nhập cùng loại mặt hàng, cạnh tranh trực tiếp với người thuê ủy thác trước đây

Quy trình ủy thác nhập khẩu

Chuẩn bị cho ủy thác nhâp khẩu

  • Tìm hiểu kĩ về đơn vị nhận ủy thác. Liệu đoan vị đó đã từng làm ủy thác nhập khẩu những mặt hàng tương tự hay chưa. hãy chọn một công ty có thâm niên trong nhành và được đánh giá tốt, điều này sẽ giúp bạn tránh được những rủi ro
  • Bạn cần kiểm tra hàng hóa có phải nằm trong diện cấm nhập khẩu hoặc tạm dừng nhập hay không, nếu nằm trong diện cấm và tạm dừng nhập khẩu thì việc ủy thác nhập khẩu là vô nghĩa
  • Kiểm tra hàng hóa của bạn có yêu cầu những giấy phép đặc biệt nào không, nếu có hãy chủ động thời gian xin trước. Nếu lúc hàng bạn về mà vẫn chưa có giấy phép  thì bạn sẽ không thể lấy được hàng, dẫn đến phí phát sinh
  • Chuẩn bị bộ chứng từ nhập khẩu do người bán cung cấp

Lưu ý: Trong tờ khai hải quan, mục tên người nhập khẩu chính là người nhận ủy thác kèm theo đầy đủ các thông tin cá nhân liên quan.

Các bước thực hiện ủy thác nhập khẩu

  1. Người ủy thác kí kết hợp đồng ủy thác với đơn vị được ủy thác
  2. Người ủy thác cung cấp các thông tin, chứng từ liên quan đến lô hàng nhập khẩu
  3. Người ủy thác báo cho người bán (người xuất khẩu) làm các chứng từ thương mại theo tên của đơn vị được ủy thác.
  4. Người ủy thác cần thông báo cho người xuất khẩu trách nhiệm thanh toán tiền hàng cho người được ủy thác, không phải cho người ủy thác để hợp thức hóa điều khoản thanh toán trong hợp đồng thương mại
  5. Người ủy thác và đơn vị được ủy thác có thể thỏa thuận về việc bên nào sẽ chỉ định đơn vị vận chuyển quốc tế (thường là người ủy thác có quyền này)
  6. Sau khi làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa xong, trong quá trình hàng được vận chuyển, người được ủy thác có trách nhiệm kí phát những chứng từ phát sinh theo yêu cầu của nhà vận chuyển hoặc người xuất khẩu để làm thủ tục thông quan hàng hóa.
  7. Người được ủy thác cũng sẽ có nghĩa vụ nộp thuế hộ cho người ủy thác. Các khoản chi phí liên quan đến thuế nhập khẩu, xuất hóa đơn, người ủy thác sẽ phải thanh toán cùng với chi phí ủy thác cho người được ủy thác theo thỏa thuận ban đầu.
  8. Người được ủy thác bàn giao hàng hóa cho người ủy thác theo đúng hợp đồng ủy thác

Thuế VAT trong ủy thác nhập khẩu

Có 2 khoản thuế VAT:

  • VAT cho phí dịch vụ ủy thác: 10% như các dịch vụ khác.
  • VAT hàng nhập khẩu

Khi trả hàng, bên nhận uỷ thác phải xuất hoá đơn giá trị gia tăng: Căn cứ vào hoá đơn nhập khẩu, tờ khai hải quan và biên lai thu thuế GTGT hàng nhập, bên nhận uỷ thác xuất hoá đơn GTGT ghi theo giá thực nhập trong hoá đơn thương mại, riêng thuế nhập khẩu và thuế GTGT theo số phải nộp (số thông báo thuế của cơ quan hải quan). Hoá đơn này làm cơ sở tính thuế đầu ra đối với bên nhận uỷ thác nhập khẩu và là thuế đầu vào của bên uỷ thác.

Lưu ý: Trong thông tư 128/2013/TT-BTC quy định, Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu hàng hoá phải ghi rõ giá cung cấp theo hợp đồng này không bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Hợp đồng ủy thác nhập khẩu

Hợp đồng ủy thác nhập khẩu cơ bản giống hợp đồng dịch cụ thông thường, bao gồm những thông tin sau: thông tin về dịch vụ ủy thác, phí ủy thác, quyền và nghĩa vụ mỗi bên, thanh toán …

Nội dung hợp đồng ủy thác phải trùng khớp với hợp đồng nhập khẩu để tránh xảy ra tranh chấp khi thực hiện.

Trách nhiệm của người nhận ủy thác

  • Ký kết hợp đồng nhập khẩu với người bán nước ngoài.
  • Kiểm tra và hoàn tất các thủ tục, giấy tờ, đảm bảo việc thông quan suôn sẻ
  • Thanh toán tiền hàng cho người bán nước ngoài.
  • Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế và phí cho lô hàng và tạm ứng nếu cần
  • Lưu trữ chứng từ nhập khẩu của lô hàng: hợp đồng thương mại, hóa đơn,…
  • Đảm bảo sư toàn vẹn và bàn giao hàng hóa theo đúng hợp đồng ủy thác
  • Thông báo cho người ủy thác mọi diễn biến của lô hàng

Trách nhiệm của người ủy thác

  • Gửi cho người nhận ủy thác toàn bộ thông tin về lô hàng: thông tin người bán, số lượng, loại hàng, thông số kĩ thuật, quy cách đóng gói và tất cả những thông tin khác mà người nhận ủy thác yêu cầu để mua hàng
  • tham gia cùng người nhận ủy thác thương lượng hợp đồng mua bán với đối tác nước ngoài
  • Thanh toán tiền hàng cho người bán
  • Kiểm tra hàng hóa cùng với người nhận ủy thác tại cảng.
  • Thanh toán mọi khoản thuế, phí mà người nhận ủy thác đẫ trả hộ
  • Thanh toán phí ủy thác theo hợp đồng ủy thác đã kí

Như vậy bạn đã hiểu việc ủy thác nhập khẩu là như thế nào rồi chứ? Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc tìm kiếm Dịch vụ ủy thác nhập khẩu, hãy liên hệ ngay với Nguyên Đăng Việt Nam để nhận được báo giá tốt nhất!

——————————————–
Công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam
Address: Room 302, No 1, 329 alley, Cau Giay Street, Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Website: https://nguyendang.net.vn/
TEL: +84-24 7777 8468

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.