Khi làm việc trong lĩnh vực vận chuyển đường biển, có khi nào bạn bối rối khi phân biệt những thuật ngữ như Harbour, Port, Terminal, Berth, Quay, Pier, Jetty. Bạn có biết điểm khác nhau giữa chúng là gì không? Nếu vẫn chưa biết, bài viết hôm nay sẽ làm sáng tỏ mọi khúc mắc trong lòng bạn.
Phân biệt Harbour, Port, Terminal, Berth, Quay, Pier, Jetty
Nếu không thể phân biệt bạn cũng đừng vội buồn, vì những người làm việc trong ngành lâu năm vẫn có sự nhầm lẫn về các thuật ngữ này.
Đối với nhiều người, những thuật ngữ này nghe giống nhau vì đều có nghĩa là “Cảng”. Nhưng nếu đã là “cảng” thì tại sao lại có những từ khác nhau như vậy? Chắc chắn rằng mỗi từ là đại điện cho một loại cảng nhất định
Hay nói cách khác, Cảng cũng có cảng này, cảng kia. Nguyên Đăng cũng mất một thời gian để hiểu sự khác biệt khi mới bắt đầu trong ngành này.
Harbour – Bến cảng
Harbour về cơ bản là một vùng nước được che chắn bởi các rào cản tự nhiên như đất và đá hoặc các rào cản nhân tạo như đê chắn sóng đôi khi được bao quanh bởi các trụ chắn sóng.
Vùng nước này có thể cung cấp cho tàu nơi neo đậu an toàn và cho phép chuyển hàng hóa và / hoặc hành khách giữa tàu và bờ biển
Harbour tự nhiên
Các Harbour tự nhiên thường được bao quanh bởi đất liền và điều này tạo ra một vịnh bảo vệ khiến nó trở thành điểm neo đậu tốt cho tàu bè. Ngoài các Harbour dọc bờ biển trên thế giới, các Harbour tự nhiên cũng có thể được tìm thấy dọc theo vịnh hẹp, vịnh nhỏ, ven hồ, đầm phá và cửa sông.
Các ví dụ về harbour tự nhiên như San Francisco và New York (Hoa Kỳ), Rio de Janeiro (Brazil), Sydney (Australia), Marmagao (Ấn Độ), Saldanha Bay (Nam phi)
Mặc dù sự hình thành có thể là tự nhiên, nhưng rất nhiều bến cảng tự nhiên này đã được con người sử dụng trong các hoạt động thương mại như giao thương giữa các quốc gia.
Harbour nhân tạo
Vì các Harbour tự nhiên không phải lúc nào cũng chính xác như ý muốn, con người đã bắt đầu cải tạo tự nhiên. Các Harbour nhân tạo ra đời phát triển và cải thiện hiệu suất thương mại.
Ngày nay, các Harbour nhân tạo có thể được tạo ra ở bất kỳ đâu dọc theo bờ biển nối với các khu công nghiệp trên đất liền.
Nhưng tất nhiên việc tạo ra một bến cảng không chỉ đơn giản như vậy. Một Harbour cần phải đủ độ sâu để cho phép tàu ra vào mà không bị mắc cạn đồng thời cung cấp đủ không gian cho tàu quay đầu và vượt qua nhau.
Công suất tàu cập cảng càng lớn thì Harbour đó càng phải sâu.
Ví dụ, cảng Saldanha Bay được cho là được phát hiện vào khoảng năm 1601, vẫn là Harbour tự nhiên lớn nhất và sâu nhất ở Nam bán cầu có thể tiếp nhận các tàu có mớn nước lên đến 21,5m để bốc hàng chủ yếu là Quặng sắt. Luồng vào có chiều rộng tối thiểu 400m trong khi vũng quay tàu có đường kính 580m và độ sâu CD 23,2m.
Việc giữ cho các luồng tàu sâu, rộng và không có phù sa được gọi là nạo vét (dredging) và được coi là một trong những hoạt động chính để duy trì một Harbour.
Một số đặc điểm nổi bật của bến cảng nhân tạo là đê chắn sóng, tường bê tông (tường biển – sea walls) và các dạng rào cản khác được thiết kế để bảo vệ Harbour khỏi bão và giảm mức thủy triều.
Các rào cản nhân tạo như vậy cũng có thể có nghĩa là đáy biển trong các Harbour nhân tạo có thể ổn định hơn một chút so với các Harbour tự nhiên
Các Harbour nhân tạo đáng chú ý có thể kể tới như:
Chennai (Ấn Độ), Jebel Ali (UAE), Long Beach (Hoa Kỳ), Rotterdam (Hà Lan)
Cho dù là tự nhiên hay nhân tạo, các Harbour đều quan trọng đối với thương mại và trên toàn thế giới.
Những bến Harbour này được sử dụng để xuất nhập khẩu các loại hàng hóa khác nhau như thép, sắt, dầu, ô tô, quần áo, v.v … Ngoài ra,,, một số cũng phục vụ các tàu du lịch chở khách.
Một số Harbour cũng có thể được sử dụng như một vùng an toàn cho những con tàu đang tìm nơi trú ẩn trong thời tiết xấu, v.v. và những bến cảng này có thể không có bất kỳ loại phương tiện thương mại hoặc cá nhân nào mà chỉ là nơi tàu thuyền trú ẩn khỏi các yếu tố cực đoan
Port – Cảng
Khi Harbour chỉ được sử dụng cho mục đích thương mại và buôn bán như bốc dỡ hàng hóa, hành khách hoặc bất cứ thứ gì tạo ra doanh thu.. Thì những Harbour này được gọi là Port.
Một ví dụ khá dễ để hình dung đó chính là Trân châu cảng (Pearl Harbour) được sử dụng cho mục đích quân sự không được gọi là Pearl Port
Nói một cách ngắn gọn, Port là một nơi trong Harbour mà tàu có thể cập bến với mục đích thương mại để bốc dỡ hàng hóa hoặc vận tải hành khách hoặc thực hiện các yêu cầu của tàu.
Port đóng một vai trò rất quan trọng trong việc vận chuyển nhiều loại hàng hóa khác nhau và một số cảng được phân loại dựa trên hàng hóa mà nó xử lý
Ví dụ như một số port chuyên dụng:
- Quặng sắt – Port Hedland, Australia,
- Dầu thô – Ras Tanura, Saudi Arabia
- Ngũ cốc – New Orleans, USA
- Hành khách – Puerta Maya, Cozumel, Mexico
Port cũng là nơi giao thoa giữa nước và đất liền, do đó có các đoàn tàu, xe tải ra vào cảng với mục đích giao hàng (hàng xuất khẩu lên tàu) hoặc lấy hàng (từ hàng nhập khẩu xuống tàu)
Nhiều quốc gia có nhiều cảng dọc theo các con sông lớn. Sông Mississippi ở Hoa Kỳ, Dương Tử ở Trung Quốc, Great Lakes ở Bắc Mỹ là một số ví dụ về các con sông/hồ lớn có nhiều Port.
Mỗi cảng được kiểm soát, vận hành và điều hành bởi một Cảng vụ đặt biểu giá thương mại cho việc xếp dỡ tàu, hàng hóa và hành khách tại cảng đó.
Terminals
Mặc dù một số Port có thể chỉ xử lý một loại hàng hóa cụ thể, nhưng phần lớn các port trên thế giới đều nhận xử lý nhiều hàng hóa. Vậy chẳng lẽ cứ xếp chung các loại hàng lộn xộn vậy ư?
Ồ,,. dĩ nhiên là không rồi!
Trong mỗi Port sẽ có các khu vực được phân chia ranh giới để xử lý các loại hàng hóa khác nhau, mỗi khu này được gọi là Terminal
Trong một Port có thể có các terminal sau:
- Container Terminal
- Ro-Ro (Roll On-Roll Off) Terminal (thường gọi là Car Terminal)
- Oil & Gas Terminal
- Bulk Cargo Terminal
- Multi-Purpose Terminal
Ngày nay, phần lớn các port trên thế giới đều có các container Terminal chuyên dụng chuyên xử lý các container chất trên một số tàu ULCV (Ultra Large Container Vessel)
Thuật ngữ Terminal cũng được sử dụng rộng rãi để chỉ các địa điểm nội địa, nơi tập kêt hàng hóa được vận chuyển tới từ cảng bằng các phương thức đường sắt và đường bộ.
Berth/Quay
Mỗi Port hoặc Terminal lần lượt sẽ có nhiều berths (bến đỗ) / quay (cầu cảng), nơi thường có các thiết bị trên bờ để làm hàng, nhà kho có mái che, khu vực lưu trữ hàng hóa mở, v.v. là nơi hàng được dỡ ra, chất hàng và lưu trữ.
Berth (bến đỗ) về cơ bản là một khu vực nơi tàu neo đậu vào các bollards (cọc neo tàu) và là nơi hàng hóa được xếp hoặc dỡ lên và xuống tàu .. Khu vực đất xung quanh bến đôi khi còn được gọi là Quay tùy thuộc vào nơi bạn đến.
Một container terminal có thể có nhiều berths/quay, nơi có thể tiếp nhận nhiều tàu cùng một lúc
Ví dụ, bạn có thể thấy hình ảnh bên dưới của Brani Container Terminal ở Singapore, nơi bạn có thể thấy 6 tàu container đang hoạt động .. Mỗi tàu được neo đậu tại một bến (berth) khác nhau và khu vực ngay phía sau các cần trục trên đất liền có thể được gọi là cầu cảng (quay)
Pier/Jetty
Pier/Jetty (cầu tàu) khá giống nhau, đây là nơi buộc những chiếc thuyền nhỏ hoặc du thuyền
- Một quốc gia ven biển có thể có nhiều bến cảng (harbour)
- Mỗi bến cảng có thể có các cảng (Port)
- Mỗi cảng có thể có các Bến (Terminal)
- Mỗi bến có thể có Bến đỗ (berths) và / hoặc cầu cảng (Quay), đây là nơi diễn ra tất cả các hoạt động thương mại
Lưu ý rằng, việc sử dụng những thuật ngữ này khác nhau giữa các quốc gia. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều thuật ngữ khác như Wharf, Dock, v.v. được sử dụng để chỉ bến hoặc bến cảng.
Cho nên, hãy sử dụng từ thật chính xác cho “cảng” bạn đang nói đến nhé!
Bạn đã dùng từ ngữ nào để nói đến “cảng” mà mình đã từng xuất/nhập hàng? Harbour, Port, Terminal, Berth, Quay, Pier, Jetty nào gần bạn nhất? Hãy để lại comment cho mọi người cùng biết nhé!
Bạn muốn tìm Forwarder cho lô hàng của mình? Liên Hệ Nguyên Đăng ngay!
——————————————
Nguyen Dang Viet Nam Co., Ltd – First Class Freight Forwarder in Vietnam
Address: Room 401, No 1, 329 alleys, Cau Giay Street, Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Website: https://nguyendang.net.vn/
TEL: +84-24 7777 8468
Member of networks: WWPC, GLA, FIATA, VLA
Fanpage English:
https://www.facebook.com/VietnamfreightFWD
Group English:
https://www.facebook.com/groups/nguyendang.net.vn
Fanpage Vietnamese:
https://www.facebook.com/NguyenDangVietNam/
Group Vietnamese:
https://www.facebook.com/groups/thutuchaiquanvietnam
Twitter: https://twitter.com/NguyenDangLog
Youtube: http://www.youtube.com/c/NguyênĐăngViệtNam