Lừa đảo và gian lận trong giao nhận hàng hóa: Cách nhận biết và phòng tránh

Gian lận và lừa đảo trong giao nhận hàng hóa

Lừa đảo và gian lận trong giao nhận hàng hóa – Đưa sản phẩm của mình ra thị trường quốc tế có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận với các thị trường đầy tiềm năng. Tuy nhiên, chưa bàn đến các rủi ro trong mua bán, việc vận chuyển hàng hóa ra nước ngoài cũng khiến doanh nghiệp đối mặt với không ít rủi ro.

Các lô hàng xuất nhập khẩu thường có giá trị rất cao. Các lô hàng lớn một khi gặp rủi ro có thể ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Với các SMEs, một vụ lừa đảo chiếm đoạt hàng hóa có thể gây khó khăn về dòng vốn, thậm chí khiến công ty đối mặt với nguy cơ phá sản

Việc chọn Forwarder quả thực là chọn mặt gửi vàng. Thật không may, bên canh các forwarder chân chính, vẫn có những kẻ lừa đảo luôn chực chờ con mồi sa vào bẫy

Bạn đã trang bị cho mình những gì để bảo vệ mình khỏi những cạm bẫy đó?

Trong bài viết hôm nay, Nguyên Đăng sẽ bàn về các hành vi lừa đảo và gian lận trong ngành giao nhận hàng hóa và cách phòng tránh

Một số hình thức lừa đảo và gian lận phổ biến trong giao nhận hàng hóa (freight forwarding)

Không phải mới nhưng những hình thức dưới đây vẫn biến tướng khiến người ta vẫn phải lắc đầu ngán ngẩm. Sự bùng nổ Internet cũng góp phần không nhỏ giúp các mánh khóe lừa đảo có mức độ chuyên nghiệp và tinh vi hơn

Vận đơn bị giữ để đòi tiền chuộc

Điều này có thể xảy ra nếu kẻ lừa đảo đóng giả làm forwarder, hoặc bạn đen đủi dính phải forwarder có cung cách làm ăn không sạch sẽ.

Để dụ khách hàng vào tròng, họ đưa ra mức giá cực thấp so với mặt băng chung thị trường, Nghe có vẻ cực kỳ hấp dẫn đối với bạn tại thời điểm đàm phán giá cước

Và có không ít người vì ham cước rẻ mà dính vào cái bẫy này.

Bạn phải hiểu rằng, để lấy được hàng tại cảng đích, bạn phải có vận đơn (House Bill of Lading) do forwarder cấp. Nếu không có vận đơn đó, bạn sẽ không được phép lấy hàng dù bạn cố chứng minh là hàng của mình như thế nào đi chăng nữa

Loại lừa đảo này thường xảy ra sau khi hàng hóa được đóng và vận chuyển từ cảng xếp (POL). Thay vì nhận được vận đơn, bạn sẽ nhận được một email yêu cầu bạn trả một số tiền bổ sung với lý do khác nhau.

Nếu bạn không thanh toán khoản tiền này cho họ, họ sẽ không phát hành vận đơn, đồng nghĩa bạn có thể không nhận được hàng.

Lừa đảo chiếm đoạt hàng hóa

Những kẻ lừa đảo thường sẽ đưa ra mức cước phí cực rẻ chỉ với một mục tiêu duy nhất – đánh cắp lô hàng của bạn

Trong khi bạn đang tổ chức tiệc mừng vì nghĩ mình có được món hời thì rất có thể bọn chúng đang tẩu tán hàng hóa của bạn.

Bởi vì một khi bạn giao hàng hóa của mình cho forwarder, bạn sẽ không còn nhìn thấy hàng hóa của mình nữa cho đến khi nhận được biên nhận vận chuyển của forwarder hoặc vận đơn.

Với những kẻ lừa đảo, từng ấy thời gian cũng đủ để chúng cao chạy xa bay rồi!

Thay đổi thông tin chi tiết ngân hàng

Bạn có thể nhận được tin nhắn tự xưng là từ forwarder mà bạn đã ký hợp đồng thông báo cho bạn về những thay đổi trong chi tiết ngân hàng thanh toán và yêu cầu chuyển cước cũng như các khoản phí khác vào tài khoản đó

Rất có thể những kẻ lừa đảo đã hack tài khoản của công ty forwarder của bạn đã ký hợp đồng để lừa bạn chuyển tiền tiền vào tài khoản của chúng

Thiếu minh bạch trong giao nhận hàng hóa

Tại thời điểm đàm phán cước vận chuyển, bạn có thể nhận được mức cước phí cực kỳ hấp dẫn từ forwarder

Nhưng sau khi lô hàng đến đích, Consignee của bạn có thể bị tính một số khoản phí chưa dược thảo luận từ trước hoặc đáng lẽ shipper phải trả

nhưng forwarder đã không báo những khoản phí đó nhằm đạt được thỏa thuận với shipper. Dĩ nhiên sau đó, họ không quan tâm nữa vì hàng hóa đã được vận chuyển

Làm thế nào để tránh trở thành nạn nhân của lừa đảo và gian lận freight forwarding?

May mắn thay, có nhiều cách bạn có thể tránh trở thành nạn nhân của những forwarder lừa đảo đó

1, Luôn xác thực thông tin

Hãy luôn chắc chắn rằng forwarder bạn sẽ chọn là hợp pháp. Một doanh nghiệp có mã số thuế hợp lệ sẽ là sự đảm bảo tốt nhất cho lô hàng của bạn

Bạn cũng cần chú ý đến dấu tá và chữ ký của người đại diện pháp luật trong mỗi hợp đồng và văn bản pháp lý liên quan. Đồng thời nên tìm hiểu các lô hàng gần đây của doanh nghiệp này

Nếu có,hãy tìm kiếm các đề xuất từ ​​các đối tác kinh doanh, bạn bè và gia đình, những người có thể đã sử dụng các forwarder đáng tin cậy trước đây

2. Tìm hiểu một chút về forwarder, chức năng và nghiệp vụ của họ

Forwarder có thể là một người hoặc một công ty chịu trách nhiệm tổ chức, lập kế hoạch cũng như vận chuyển hàng hóa của bạn từ điểm xuất phát đến điểm đích.

Không phải lúc nào họ cũng trực tiếp vận chuyển hàng hóa của bạn, nhưng họ đơn giản hóa quy trình bằng cách kết nối với các bên liên quan để việc vận chuyển tiến hành thuận lợi

Toàn bộ quá trình vận chuyển này liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức và cung cấp dịch vụ khác nhau, điều này có thể phức tạp đối với một người bình thường hoặc một công ty không có phương tiện và kiến ​​thức chuyên môn về việc này

Việc nắm rõ về forwarding giúp bạn nhận diện được sự bất bình thường trong hoạt động xử lý hàng hóa của forwarder. Điều này đồng thời giúp bạn phối hợp với forwarder trong làm hàng! Một công đôi việc đúng không nào?

3. Hiểu phương thức vận chuyển hàng hóa của bạn yêu cầu:

  • Vận tải hàng không: phương thức vận tải nhanh hơn nhưng đắt hơn đối với vận chuyển quốc tế hoặc nội địa, thường được chọn cho khối lượng hàng hóa nhỏ.
  • Vận tải đường biển: phương thức vận tải chậm hơn, rẻ hơn và thân thiện với môi trường cho vận chuyển quốc tế hoặc nội địa với khối lượng lớn
  • Vận tải đường bộ: phù hợp để vận chuyển door to door nội địa, khu vực hoặc giữa các quốc gia trong một khối. Vận chuyển đường bộ là phương thức vận chuyển phổ biến nhất và rẻ hơn trên các chặng ngắn
  • Vận tải đường sắt: vận chuyển đường dài trong đó yêu cầu vận chuyển khối lượng lớn hàng hóa nội địa, khu vực hoặc giữa các quốc gia trong một khối hoặc thậm chí xuyên châu lục

Việc nắm rõ các phương thức vận chuyển sẽ giúp bạn tránh được sự bị động và nhận diện sự bất hợp lý trong vận chuyển hàng hóa.

4. Nghiên cứu kỹ hợp đồng và văn bản pháp lý liên quan, nắm rõ các điều khoản giao dịch, thỏa thuận, INCOTERMS

Hãy đảm bảo hợp đồng của bạn bao gồm tất cả các điều khoản mà hai bên dã thỏa thuận và không có các điều khoản thừa thãi được cài cắm.

Các điều khoản này có thể gây bất lợi cho bạn nếu tranh chấp xảy ra.

Việc nghiên cứu kỹ lưỡng các khoản phí sẽ áp dụng cho lô hàng của bạn khi sử dụng các Incoterms khác nhau cũng rất cần thiết.

Hãy đảm bảo rằng cước phí trong báo giá là all-in, nếu chưa bao gồm, bạn nên yêu cầu forwarder liệt kê đầy đủ.

Điều này sẽ bảo vệ bạn khỏi các forwarder bẩn có thể bắt đầu tính phí bạn với các khoản phí không hợp lý

5. Nắm bắt mức giá chung của thị thường

Nhận nhiều báo giá từ nhiều forwarder sẽ giúp bạn có sự so sánh và đánh giá các đầu phí và mức phí và loại phí forwarder đưa ra là hợp lý hay không.

Nếu giá quá thấp hoặc quá cao, hãy cảnh giác, điều này có thể là dấu hiệu cảnh giác gian lận và lừa đảo

6. Luôn làm việc nhất quán với một liên lạc duy nhất

Lừa đảo hiện nay hết sức tinh vi với sự hỗ trợ của công nghệ. Đã có nhiều trường hợp lừa đảo trong ngành giao nhận như

  • Văn bản: giả mạo chữ ký con dấu
  • Email: Hack email, email đội lốt
  • Gọi diện thoại: dùng AI dể lừa đảo diến đổi giọng nói

Cho nên, nếu có sự thay đổi trong địa điểm giao hàng hóa hoặc chi tiết thanh toán, bạn cần xác nhận lại bằng nhiều phương pháp khác nhau để đảm bảo độ tin cậy

Làm thế nào để xác định các Forwarder hợp pháp?

Ngoài các forwarder lớn hoặc thương hiệu quốc tế hiện diện tại Việt nam, ta còn có một số cách khác để xác định một forwarder hợp pháp.

1. Căn cứ vào mã số thuế

Việc tra cứu mã số thuế của forwarder có chính xác hay không là điều kiện tiên quyết để ký kết hợp đồng.

Bên cạnh xác thực trách nhiệm pháp lý, bạn còn nắm được thời điểm công ty thành lập cũng như các ngành nghề đăng kí kinh doanh của họ

2. Các bức ảnh thành viên của công ty

Trên website, hãy tìm ảnh của các thành viên trong công ty forwarder của bạn như

  • Giám đốc điều hành
  • Trưởng phòng
  • Các thành viên hội đồng quản trị
  • Ảnh tập thể
  • Ảnh các cuộc họp
  • Các hoạt động bên lề

Chú ý: Nếu hình ảnh chất lượng cao hoặc quá chuyên nghiệp thì bạn nên xác minh lại bức hình đó nhé! Rất có thể đó là một ảnh download từ một Stock (kho ảnh chia sẻ) mà không phải thực

3. Phương tiện truyền thông xã hội

Ngày nay, các liên kết tới mạng xã hội hiện nay cũng được xem như một điểm tín nhiệm của công ty.

Các mạng xã hội như Facebook, LinkedIn, Twitter, v.v. có thể là nơi để bạn

  • Kết nối với hỗ trợ và chăm sóc khách hàng
  • Tìm kiếm thêm thông tin và các mối quan hệ liên quan
  • Xem xét các đánh giá về thương hiệu

Rõ ràng một thương hiệu hoạt động tích cực trên mạng xã hội là dấu hiệu tốt của một doanh nghiệp đang hoạt động ổn định

4. Hình ảnh lô hàng thực tế

Các công ty forwarder thường có xu hướng “KHOE HÀNG”. Cho nên, forwarder của bạn có các bức ảnh hàng hóa mà họ đã làm cũng là một điểm cộng tín nhiệm.

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, hãy chú ý kiểm tra xem đó có phải ảnh STOCK không nhé!

5. Liên hệ với chúng tôi

Hãy chắc chắn ràng các contact của forwarder vẫn đang hoạt động

Các đầu số quen thuộc hoặc các tên email gắn với tên miền website có thể là một dấu hiệu tốt

6. Địa chỉ văn phòng

Nếu có thể, hãy ghé thăm trụ sở chính hoặc chi nhánh của forwarder đó.

Một doanh nghiệp nắm trong tay hàng hóa của bạn, trong văn phòng sẽ không chỉ có cái ghế đúng không nào?

7. Videos

Một video giới thiệu về công ty được thực hiện công phu hay thậm chí chỉ là một đoạn video ngắn, có thể giải đáp cho bạn mọi mối nghi hoặc của bạn!

8. Brochure/profile hay hồ sơ năng lực

Mọi thứ đều dễ dàng hơn với brochure hoặc profile dù trên giấy hay bản kỹ thuật số. Tất cả các forwarder hợp pháp đều có brochure/profile

Trên đây là một số Cách nhận biết và phòng tránh lừa đảo giao nhận hàng hóa mà Nguyên Đăng muốn gửi tới các bạn!

Bạn đã có trải nghiệm nào về gian lận và lừa đảo trong giao nhận hàng hóa? hãy để lại chia sẻ để mọi người cùng biết nhé!

Hãy cảnh giác!


Nguyen Dang Viet Nam Co., Ltd – First Class Freight Forwarder in Vietnam
Address: Room 401, No 1, 329 alleys, Cau Giay Street, Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Website: https://nguyendang.net.vn/
TEL: +84-24 7777 8468
Member of networks: WWPC, GLA, FIATA, VLA
Fanpage English:
https://www.facebook.com/VietnamfreightFWD
Group English:
https://www.facebook.com/groups/nguyendang.net.vn
Fanpage Vietnamese:
https://www.facebook.com/NguyenDangVietNam/
Group Vietnamese:
https://www.facebook.com/groups/thutuchaiquanvietnam
Twitter: https://twitter.com/NguyenDangLog
Youtube: http://www.youtube.com/c/NguyênĐăngViệtNam

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.