Cấu tạo container vận chuyển hàng hoá

Cấu tạo của container vận chuyển hàng hoá

Cấu tạo container vận chuyển – Container vận chuyển hay container hàng hóa ra đời vào năm 1956. Kể từ đó, nó đã thay đổi thương mại toàn cầu mãi mãi. Từ những chiếc container tiêu chuẩn ban đầu, container nay có nhiều chủng loại, kích thước khác nhau phù hợp hầu hết nhu cầu vận chuyển hàng hóa khắp thế giới.

Vậy tại sao container chứ không phải những CTU khác phổ biến như vậy? Cấu tạo của nó có gì ưu việt hơn? Nguyên Đăng mời bạn tham gia một cuộc “giải phẫu” container để tìm câu trả lời!

Cấu tạo cơ bản của container vận chuyển

Container không đơn giản là một khối sắt cục mịch như người ta vẫn nghĩ. Loại CTU này được cấu thành từ nhiểu bộ phận quan trọng khác nhau, Các bộ phận có thể khác nhau một chút tùy thuộc vào loại container được thiết kế. Ví dụ, một container lạnh sẽ hơi khác so với một container tiêu chuẩn

Nhưng về cơ bản, chúng sẽ có cấu tạo như dưới đây

Khung (Frame)

Bộ khung của container được làm bằng thép corten cấu tạo từ:

  • 2 Trụ góc trước ( Front Corner Posts)
  • 2 Trụ góc sau (Rear Corner Posts)
  • 2 Thanh xà dọc nóc (Top side Rails)
  • 2 Thanh xà dọc đáy (Bottom side Rails)
  • 1 xà ngang trên đối diện cửa (Top end rail)
  • 1 xà ngang đáy đối diện cửa (Bottom end rail)
  • 1 xà ngang đầu khung cửa (Door header)
  • 1 Ngạch cửa (Door sill)
  • Các thanh dầm ngang (Cross members)
  • 8 góc lắp ghép (Corner fitting)
Cấu tạo khung container vận chuyển

Một số cách gọi kết cấu nhỏ hơn trong khung:

  • Front End Frame: kết cấu gồm Top end rail, Bottom end rail và 2 trụ góc trước (Front Corner Posts)
  • Rear End Frame: kết cấu gồm Door Header, Door Sill và 2 thanh trụ góc sau (Rear Corner Posts)

Các chi tiết được hàn với nhau tạo nên bộ khung hộp chữ nhật có khả năng chịu lực cao, đóng vai trò xương sống giúp container có sức tải lớn trong thời gian dài

Đáy và mặt sàn (Bottom and Floor)

Đáy container (Bottom)

Là cấu trúc gồm các dầm ngang (cross members) vuông góc và nối 2 thanh xà dọc đáy (Bottom side Rails) với nhau.

Các thanh dầm ngang  cách đều nhau kéo dài từ Mặt trước (front end wall) đến tận cửa container hỗ trợ kết cấu khung, có tác dụng chịu lực trực tiếp (từ sức nặng của hàng hóa) cho nên được làm bằng loại thép chiu lực cao

Ổ chạc nâng (forklift pocket) dùng cho xe nâng (forklift), hoặc rãnh cổ ngỗng (gooseneck tunnel) dùng cho thiết bị xếp dỡ có càng kiểu cổ ngỗng được tích hợp vào đáy container để dễ hàng bốc dỡ

Mặt sàn container (Floor)

Ngay phía trên dầm đáy là lớp sàn container, thường được lát bằng gỗ đặc hoặc gỗ ván ép Plywood (28mm hoặc 1 inch). Sau khi đã qua xử lý chống mối mọt, các ván gỗ này sẽ được cố định bằng keo, đinh hoặc vít.

Sàn gỗ Plywood giúp cho việc di chuyển những thứ bên trong container dễ dàng và ít mài mòn hơn. Các sàn này chắc chắn đến mức ngay cả một xe forklift nhỏ cũng có thể lái ra vào mà không làm hỏng sàn.

Một ví dụ để bạn dễ hình dung về độ bền của cả sàn và toàn bộ container vận chuyển, một container 20 feet SD nặng khoảng 5000 pound, nhưng nó có thể có trọng tải lên đến 62.000 pound.

Được thiết kế kín nước và kín gió, hàng hóa có thể đặt trực tiếp lên sàn này

Tấm Mái (Roof Panel)

Là tấm kim loại che kín nóc container, làm bằng thép Corten với các cấu lượn sóng để tạo độ bền, cứng và sự ổn định. Mái che không chỉ che chắn hàng hoá khỏi các tác nhân thời tiết mà còn ngoại lực tác động…

Một số loại container được thiết kế không có mái để chứa hàng hoá quá khổ như Container Open Top (OT), hay Flatrack… Tuy nhiên, hàng hoá vẫn được phủ bạt hoặc bất kì kết cấu che chuyên dụng khác.

Ngoại chất liêụ thép corten, mái container còn có thể được làm bằng nhôm hoặc gỗ qua xử lý.

Vách dọc (Sidewall Panel)

Cấu tạo các vách container vận chuyển

Tương tự tấm mái, vách dọc là tấm thép corten dạng lượn sóng (corrugated) để tăng khả năng chịu lực của vách. Khi gặp sự cố, các cách dọc thường là nơi chịu tác động của các lực tác động nhiều nhất gây nên các vết nứt hoặc vết lõm.

Trên vách dọc có thể có:

  • Marking panel để điền thông tin của container, và…
  • ventilator: đảm bảo sự trao đổi không khí trong và ngoài container

Hầu hết container đều có vách dọc cố định, tuy nhiên một số loại container không có (như container Flatrack) hay được tuỳ biến để có thể đóng mở như cửa (container Open Side) để chất hàng cồng kềnh

Cửa (Doors)

Mặt sau gồm 2 cánh cửa phẳng (door leaf) bằng thép corten. Cả hai cánh cửa gắn với khung container thông qua cơ cấu bản lề có thể xoay 270 độ để dễ dàng tiếp cận hàng hoá.

Dọc theo mép cửa có gắn gioăng (door gasket) và đệm cao su để ngăn nước, bụi, không khí và côn trùng lọt vào trong.

Các thanh bẻ có khoá hãm (Lock rods), móc giữ cam và tay nắm giữ cố định cửa container (còn được gọi là thanh khóa cửa – locking bars ), với cơ chế tương tự như cơ chế được tìm thấy trên cửa sau của xe tải thương mại.

Cửa container cũng có thể được lắp một hộp khóa (lockbox), là một vỏ kim loại bao quanh ổ khóa, khiến kẻ trộm cực kỳ khó có thể cắt hoặc cưa qua ổ khóa.

Đối diện cửa container là cấu trúc tương tự Side wall được gọi là Front Wall Panel hay Endwall Panel

Cấu tạo cửa container vận chuyển

THE CSC PLATE

Mỗi và mọi container phải có Bản in CSC (Container Safety Convention)  gắn bên ngoài cánh cửa bên trái. Bảng này có tất cả các chi tiết về chủ sở hữu, dữ liệu kỹ thuật và thông tin ACEP (Approved Continuous Examination Programme).

Các tấm này được gắn vào container tại thời điểm sản xuất và về cơ bản nó quy định rằng thùng chứa đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết cho dịch vụ mà nó được thiết kế.

Các loại container vận chuyển đặc biệt – chẳng hạn như những container vận chuyển hàng nguy hiểm – sẽ có tấm CSC quy định rằng công-te-nơ đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt đó.

Vách đối diện cửa (Endwall Panel)

Vách đối diện cửa có cấu tạo tương tự vách dọc, không có cửa, nằm đối diện với mặt mặt sau có cửa.

Góc lắp ghép (corner fittings)

Góc lắp ghép còn gọi là góc đúc (corner casting) được chế tạo từ loại thép chịu lực và mài mòn, được hàn vào 8 góc của bộ khung container. Các góc này có các ổ, nơi:

  • Các khóa (twistlock) của các thiết bị nâng hạ (cần cẩu, xe nâng) móc vào, nâng container khi xếp dỡ
  • cố định container khi xếp chồng chúng lên nhau
  • Cố định khi vận chuyển bằng xe tải
  • Các thiết bị chằng buộc (lashing) móc vào trong quá trình nâng hạ, xếp chồng, hay chằng buộc container.

Tại Sao container lại phổ biến như vậy?

Nếu chỉ xét về cấu tạo, ta có thể chỉ ra một số cách giải thích phù hợp như sau:

  • Thuận tiện cho vận chuyển: Cấu trúc khối hộp chữ nhật giúp container phù hợp và an toàn với hầu hết các phương tiện vận tải: Xe tải, tàu biển, tàu hoả,…
  • Dễ dàng bốc dỡ và lưu trữ: Hiển nhiên cấu trúc hộp chữ nhật là tối ưu cho việc lưu trữ. Bằng cách xếp sát cạnh nhau hoặc xếp chồng lên nhau, khoảng cách giữa các đơn vị có thể gần bằng 0
  • Xếp được nhiều hàng hoá hơn: Nhờ khoang chứa hàng lớn, chủ hàng có thể chất nhiều hàng hơn
  • Tránh xự xâm lấn: Container kín giúp hàng hoá tránh các tác nhân của thời tiết (nắng, mưa,…) Sinh vật gây hại (côn trùng, gặm nhấm,..), hay sự nhiễm bẩn hàng hoá do thời gian di chuyển kéo dài (bụi, đất….).
  • An toàn hơn: Kết cấu vững chắcBộ khung siêu bền và các kết cấu bao bọc vững chắc giúp hàng hoá tránh khỏi tác động của ngoại lực nếu có
  • Tránh buôn lậu: Vận chuyển hàng hoá bằng container giúp các nhà chức trách dễ dàng kiểm soát dòng hàng xuất nhập khẩu.
  • Tránh mất cắp: Cấu trúc container vững chắc bảo vệ hàng hoá khỏi sự dòm ngó của những kẻ ăn cắp hàng hoá.

Các bộ phận cấu tạo container trong tiếng Việt

Tiếng Anh Tiếng Việt
Corner fitting; corner casting Góc lắp ghép, góc đúc
Corner posts Trụ đứng; trụ góc
Bottom side rails Xà dọc dưới; xà dọc đáy
Top side rails Xà dọc trên; xà dọc nóc
Bottom end rails Xà ngang dưới (đối diện cửa)
Top End Rails Xà ngang trên (đối diện cửa)
Door sill Ngạch cửa
Door header Xà ngang đầu khung cửa
Roof panel Tấm mái
Floor Sàn
Door Cửa
Door leaf Cánh cửa
Front end wall /Endwall panel Vách đối diện cửa
Sidewall panel; side wall Vách dọc
Cross members Dầm đáy
Gooseneck tunnel Rãnh cổ ngỗng
Forklift pocket Ổ chạc nâng
Door locking bar Thanh khóa cửa
Hinge Bản lề
Cam Cam
Cam keeper Móc giữ cam
Door gasket Gioăng cửa
Door handle Tay quay cửa

Chà! cũng khá đủ rồi đấy chứ?

Liệu bài viết cấu tạo của container vận chuyển trên đã liệt kê đầy đủ các bộ phận của container hay chưa? Bạn có đóng góp gì? Hãy để lại comment cho Nguyên Đăng và mọi người cùng biết nhé!

Bạn muốn vận chuyển container hàng hoá? Liên hệ Nguyên Đăng Việt Nam Forwarding ngay!


Nguyen Dang Viet Nam Co., Ltd – First Class Freight Forwarder in Vietnam
Address: Room 401, No 1, 329 alleys, Cau Giay Street, Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Website: https://nguyendang.net.vn/
TEL: +84-24 7777 8468
Member of networks: WWPC, GLA, FIATA, VLA
Fanpage English:
https://www.facebook.com/VietnamfreightFWD
Group English:
https://www.facebook.com/groups/nguyendang.net.vn
Fanpage Vietnamese:
https://www.facebook.com/NguyenDangVietNam/
Group Vietnamese:
https://www.facebook.com/groups/thutuchaiquanvietnam
Twitter: https://twitter.com/NguyenDangLog
Youtube: http://www.youtube.com/c/NguyênĐăngViệtNam

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.