Các thế hệ tàu container – Sự phát triển của các Container ship

Các thế hệ tàu container - Sự phát triển của các Container ship

Các thế hệ tàu container – Kể từ khi những chiếc tàu container đầu tiên được đóng vào giữa những năm 1950s. Kể từ thời điểm đó, thiết kế của những tàu tàu container đã trải qua sáu đợt thay đổi lớn, mỗi đợt đại diện cho các thế hệ tàu container mới. Hôm nay hãy cùng Nguyên Đăng khám phá lịch sử phát triển của những chiếc tàu container này nhé!

Những chiếc tàu container đầu tiên. Thế hệ thứ nhất

Thế hệ tàu container đầu tiên là loại tàu được cải tiến từ những các tàu rời hoặc tàu chở dầu có sẵn với năng lực vận chuyển lên đến từ 500 – 1.000 TEUs. chiếc tàu container đầu tiên có tên “Ideal-X”, là một tàu chở dầu loại T2 được cải tạo và phục vụ trong Thế chiến II.

Cho đến đầu những năm 1960s, Tàu container trong thương mại vẫn còn là một công nghệ vận tải chưa được thử nghiệm.
Việc đóng tàu mới vẫn là một rủi ro, cho nên, việc chuyển đổi các tàu hiện có sang tàu container vẫn được các carriers ưa chuộng do chi phí thấp và ít rủi ro hơn.
Cấu tạo của những chiếc tàu container ngày ấy khá khác biệt so với ngày nay với những đặc điểm:
  • Những con tàu container đầu tiên được trang bị cần cẩu trên tàu vì hầu hết các bến cảng không được trang bị phương tiện này để xếp dỡ container.
  • Chúng cũng tương đối chậm, với tốc độ khoảng 18 đến 20 hải lý / giờ
  • Tàu container chuyển đổi chỉ có thể chở các thùng chứa trên các boong chuyển đổi chứ không phải trong khoang hàng hóa.

Thế hệ tàu container thứ 2 – Fully Cellular Containerships

Khi container vận chuyển bắt đầu được sử dụng đại trà vào đầu những năm 1970s, việc chế tạo các tàu container có khoang chuyên dụng đầu tiên – FCC (the first fully cellular containerships) bắt đầu. Thế hệ tauf thứ 2 hoàn toàn dành riêng cho việc xếp dỡ các container.

Các tàu container thế hệ thứ 2 đầu tiên thuộc lớp C7, được giới thiệu vào năm 1968. Tất cả các tàu container này đều có các ô chứa các container thành các chồng có chiều cao khác nhau tùy thuộc vào sức chở của tàu.

Tàu container thế hệ mới cũng mang lại lợi thế so với thế hệ cũ khi có thể sử dụng toàn bộ con tàu để xếp các container, kể cả bên dưới boong với những đặc điểm chính:
  • Tàu có sức chứa 1000 – 2500 TEUs
  • Cần cẩu đã được loại bỏ khỏi thiết kế tàu để có thể chở nhiều container hơn (ngày nay cần cẩu vẫn còn trên một số tàu container chuyên dụng).
  • Đây là thời điểm tàu container thực sự phổ biến, việc xếp dỡ tàu container không còn là vấn đề quá lớn. các nhà khai thác cảng mới trang bị các loại cần cẩu với công suất lớn để phục vụ, thậm chí các bến cảng chỉ phục vụ riêng cho tàu container ra đời trên toàn thế giới.
  • Tàu container thế hệ thứ 2 cũng nhanh hơn nhiều với tốc độ 20-24 hải lý / giờ, trở thành tốc độ tham chiếu trong vận chuyển container.

Thế hệ tàu container thứ 3 – Panamax

Panamax

Trong những năm 1980s, quy mô kinh tế toàn cầu nhanh chóng thúc đẩy việc đóng các tàu container lớn hơn.

Số lượng container được vận chuyển mỗi chuyến càng lớn thì chi phí cho mỗi TEUs càng thấp. Điều này lại thúc đẩy việc đóng các con tàu lớn hơn nữa. Việc xuất hiện các con tàu lớn lại tiếp tục giúp chi phí logistics giảm hơn nữa. Logistics hiệu quả lại càng thúc đẩy tạo nên một vòng tròn với đường kính lớn dần. Điều này lại càng góp phần giúp việc vận chuyển bằng container phổ biến hơn nữa

Các con tàu thế hệ mới – thế hệ Panamax đạt tới giới hạn kích thước tiêu chuẩn của Kênh đào Panama (Panamax standard) vào năm 1985 với sức chứa khoảng 3.000 – 3.400 TEUs.

Panamax – Max

Sau khi đạt được giới hạn này, phải tới một thập kỷ sau, một thế hệ tàu container lớn hơn mới được thiết kế.

Các tàu container Panamax thế hệ mới được phát triển để tận dụng tối đa hạn chế của kênh (Panamax Max) với sức chứa 3.400 – 4.500 TEUs

Kích thước ban đầu của Kênh đào Panama do Công binh Lục quân Hoa Kỳ xây dựng, giống với kích thước của các âu thuyền Nội địa Hoa Kỳ, dẫn đến các tàu Panamax thường hẹp và dài.

Thế hệ tàu container thứ 4 – Post Panamax I và Post Panamax II

Post Panamax I

Việc vượt ra ngoài Panamax được coi là rủi ro về thiết lập mạng lưới vận chuyển, cơ sở hạ tầng xếp dỡ bổ sung cũng như các hạn chế tại các cảng.

Lớp tàu container APL C10, với sức chở 4.500 TEUs, được giới thiệu vào năm 1988 và là lớp tàu container đầu tiên vượt qua giới hạn chiều rộng 32,2 m của Kênh đào Panama.

Đến năm 1996, các tàu container Post Panamax chính thức được đưa vào sử dụng với sức tải lên tới 6.600 TEUs.

Các tàu Post Panamax đầu tiên không dài hơn nhiều so với lớp Panamax, nhưng rộng hơn, giúp hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên để vận hành một con tàu thế hệ này đòi hỏi một lượng hàng hóa đáng kể để có thể vận hành có lãi.

Vào cuối những năm 1990, tốc độ phát triển nhanh chóng của thương mại toàn cầu đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của các tàu Post panamax I.

Post panamax I thường có tải trọng giao động từ 4000 – 6000 TEUs

Post Panamax II

Khi ngưỡng Panamax bị phá vỡ, kích thước tàu container cũng nhanh chóng tăng lên với sức tải đạt 8.000 TEUs (Post Panamax II; “Sovereign Class”).

Các tàu container Post Panamax gây ra thách thức lớn về cơ sở hạ tầng cho các cảng biển vì chúng yêu cầu mớn nước sâu hơn (ít nhất 43 feet) và hiệu quả cao nhưng tốn kém.

Để tiếp nhận, nhiều cảng phải nạo vét để tiếp nhận các tàu container Post Panamax.

Các tàu Post Panamax II có sức tải từ 6000 – 8500 TEUs

Sự phát triển của tàu container
Sự phát triển của tàu container

Thế hệ thứ tàu container 5 – New-Panamax, hay Neo-Panamax (NPX)

Việc mở rộng kênh đào panama được khai trương vào tháng 6 năm 2016 dẫn đến dự sa đời những con tàu thế hệ mới: New-Panamax, hay Neo-Panamax (NPX)

Neo-Panamax được thiết kế để phù hợp chính xác với các âu thuyền của Kênh đào Panama mở rộng,

Những con tàu NPX này có sức chở khoảng 12.500 TEUs với nhiều phiên bản khác nhau với chiều dài (17 đến 22 khoang) và chiều rộng (19 hoặc 20 container). Giống như các tàu Panamax, tàu Neo-Panamax có những lớp tàu cụ thể có thể phục vụ riêng cho các thị trường như châu Mỹ, châu Âu hoặc châu Á.

Tàu Neo-Panamax có thể sẽ trở thành tiêu chuẩn mới trong thiết kế cơ sở hạ tầng cảng trong nhiều thập kỷ tới.

Thế hệ tàu container thứ 6 – Very Large Containership (VLCS) và Ultra Large Containership (ULCV)

Very Large Containership (VLCS)

Thế hệ thứ ba của các tàu container hậu Panamax được đưa vào hoạt động khi hãng tàu Maersk đưa vào khai thác Emma Maersk (Lớp E) có sức chở từ 11.000 đến 15.000

Chúng được mệnh danh là Các tàu chứa rất lớn VLCS (Very Large Containerships) vì chúng lớn hơn nhiều so với các thông số kỹ thuật của Kênh đào Panama mở rộng.

Ultra Large Containership (ULCV)

Một phiên bản mở rộng hơn nữa của thiết kế Panamax là Tàu container siêu lớn ULCV (Ultra Large Containership) với sức chứa từ 18.000 TEUs – 21.000 TEUs vào năm 2013 (được Maersk đặt tên là ‘Triple E’).

Megamax-24 (MGX-24)

ULCV được mở rộng hơn nữa  với sự xuất hiện của các tàu trên 20.000 TEUs vào năm 2017.

Một đợt mở rộng bổ sung vào năm 2019 với sự xuất hiện của các tàu có 24 khoang lớp Megamax-24 (MGX-24) với sức chứa từ 21.000 – 25.000 TEUs.

ULCS / Megamax-24 đang tiến gần đến các giới hạn kỹ thuật mà Kênh đào Suez có thể đáp ứng. Lớp tàu này chỉ có thể hoạt động trên những tuyến hạn chế do cơ sở hạ tầng các cảng chưa thể đáp ứng.

Ta thường thấy ULCV / Megamax-24 trên các tuyến kết nối châu Á và châu Âu.

Malacca Max

Hiện nay, có những thiết kế tàu lớn hơn vẫn nằm trên bảng vẽ, chẳng hạn như lớp “Malacca Max” có thể chở khoảng 27.000-30.000 TEUs. Tuy nhiên, những con tàu khổng lồ này ​​sẽ không được đóng cho đến khi có đủ khối lượng hàng trên các tuyến đường hạn chế mà những con tàu này có thể hoạt động.

Như vậy Nguyên Đăng đã giưới thiệu tới các bạn bài viết về Lịch sử phát triển của các thế hệ tàu container. Nếu bạn thấy kiến thức Nguyên Đăng cung cấp hữu ích, hãy chi sẻ cho mọi người cùng biết nhé!

Bạn muốn tìm freight forwarder? Liên hệ Nguyên Đăng ngay!

——————————————

Nguyen Dang Viet Nam Co., ltd – First Class Freight Forwarder in Vietnam
Address: Room 401, No 1, 329 alleys, Cau Giay Street, Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Website: https://nguyendang.net.vn/
TEL: +84-24 7777 8468
Email: ovs.group@nguyendang.net.vn
Member of networks: WWPC, GLA, FIATA, VLA
Fanpage English:
https://www.facebook.com/VietnamfreightFWD
Group English:
https://www.facebook.com/groups/nguyendang.net.vn
Fanpage Vietnamese:
https://www.facebook.com/NguyenDangVietNam/
Group Vietnamese:
https://www.facebook.com/groups/thutuchaiquanvietnam
Twitter: https://twitter.com/NguyenDangLog
Youtube: http://www.youtube.com/c/NguyênĐăngViệtNam

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.